Trở thành triệu phú nhờ... liều

Nhưng càng về những năm sau này, anh Tuấn càng tự tin hơn khi nói: “Ngày ấy không liều thì đâu có được cơ ngơi như hôm nay”.
Anh Lê Anh Tuấn sinh ra ở đất thuần nông, xã Khánh Ninh, huyện Yên Khánh. Như bao gia đình khác trong vùng, vợ chồng anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Hết thời vụ, vợ chồng lại đi làm thuê cho các xưởng làm gạch. Năm 2001, anh Tuấn mạnh dạn đấu thầu hơn 0,6ha đất công ích của xã làm chuồng trại chăn nuôi lợn, đào ao thả cá.
Do vẫn duy trì cách chăn nuôi nhỏ lẻ, tạm bợ nên lợn bị bệnh, dịch hết đợt này đến đợt khác, nhiều khi bỏ trống chuồng cả nửa năm. Anh Tuấn rút ra bài học, muốn chăn nuôi hiệu quả thì phải đầu tư xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn và phải đi học. “Nghĩ là làm, một mặt vợ chồng tôi mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư xây dựng trang trại, hệ thống xử lý chất thải. Bản thân tôi tích cực tham gia các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn ngày về kỹ thuật chăn nuôi thú y…”- anh Tuấn nhớ lại. Từ khi có kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại khang trang, hạn chế ô nhiễm chất thải, đàn lợn rất ít bị dịch bệnh. Ban đầu nuôi 20 - 30 con lợn thịt, các lứa sau thấy có lãi, anh chị mạnh dạn đầu tư nuôi thêm lợn nái và tăng số lượng lợn thịt.
Hiện, đàn lợn trong trang trại của vợ chồng anh Tuấn đã lên đến gần 400 con, trong đó có 60 lợn nái. Bình quân mỗi tháng, trang trại cung cấp ra thị trường hơn 4 tấn lợn thịt. Lợn nái không chỉ đáp ứng đủ con giống cho trang trại của gia đình anh Tuấn mà còn cung cấp lợn giống cho các hộ chăn nuôi khác trong vùng. Với doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, lãi ròng mỗi năm hơn 100 triệu đồng, vợ chồng anh Tuấn không chỉ trả được 300 triệu đồng khoản vay ngân hàng mà con xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm những vật dụng đắt tiền và cho con cái ăn học đàng hoàng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, nông dân ở ấp Thạnh An và Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Điều làm người dân phấn khởi là giá khóm đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Tại Hội nghị quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản -cho biết, đến thời điểm này, 8 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng.

Theo kết quả phân tích mẫu tôm biển kiểm tra bệnh định kỳ của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản từ cuối tháng 02 đến ngày 17 tháng 3 năm 2014, xét nghiệm 13 mẫu tôm chân trắng nuôi và 06 mẫu tôm giống, đã phát hiện 07 mẫu tôm chân trắng nuôi và 04 mẫu tôm giống nhập tỉnh nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV).

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.