Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trở lại bám biển

Trở lại bám biển
Ngày đăng: 22/04/2015

Ông Phan Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết: “Phong Hải là địa phương có cơ cấu lao động 30% tham gia sản xuất biển. Toàn xã có 54 thuyền máy đánh bắt gần bờ với hàng trăm hộ dân tham gia. Thời gian gần đây, cùng với sự đầu tư mới tàu thuyền, ngư lưới cụ, một số nghề được mùa khai thác như nghề câu cá, lưới trích, lưới hai; sự xuất hiện trở lại của một số loài thủy sản khiến nhiều ngư dân quay về với nghề truyền thông đánh bắt trên biển của mình.”.

Gặp ngư dân Trần Đình Chớ (63 tuổi, thôn Hải Phú), khi ông vừa từ biển trở về, tất bật cùng những người thân trong gia đình vận chuyển thủy sản đánh bắt được “bán tươi” cho thương lái. Ông Chớ cho biết: “Đi biển gần bờ dù không làm giàu nhưng có thu nhập ổn định. Ra biển chuyến này tui trúng được hơn 1 tấn cá trích. Một số bán ở chợ khoảng 10 - 15 nghìn đồng/kg, số còn lại bỏ thẳng cho thương lái 7 - 8 nghìn đồng/kg.

Một chuyến “trúng” tui chia lợi nhuận cho thêm 2 bạn thuyền, còn lãi được vài triệu đồng, còn bình quân thì kiếm được 5 - 7 trăm nghìn đồng/ngày.” Ông Chớ vốn con nhà ngư nghiệp, trước giải phóng đến năm 1990, gia đình ông cũng là những tay đi biển có tiếng một thời ở vùng con nước bãi ngang.

Những năm đó ông kiên trì bám biển vừa mưu sinh vừa giữ nghề truyền thống cha ông. Thời gian sau vì điều kiện gia đình, ông không tham gia khai thác trên biển nữa mà chuyển sang làm nghề chế biến thủy sản. Năm 2013, ông mạnh dạn đầu tư 35 triệu đồng mua sắm thuyền máy 20CV, ngư lưới cụ mới để trở lại nghề biển.

Qua hai năm quay lại với nghề truyền thống, ông Chớ dần có thu nhập ổn định, có thể cải tiến tàu thuyền, sắm thêm ngư lưới cụ để tham gia các nghề đánh bắt mới gần bờ hiệu quả hơn.

Ông Chớ cho biết thêm, đánh bát cá gần bờ tuy đi ngắn ngày, cách bờ khoảng 20 hải lý nhưng gần như gia đình tham gia đánh bắt quanh năm. Đánh cá vụ nam từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 (âm lịch) chủ yếu cá nục; cá vụ bắc từ tháng 9 (âm lịch) đến tháng 2 (âm lịch) chủ yếu là cá trích.

Những loài thủy sản đánh bắt gần bờ tuy giá trị kinh tế không cao bằng đánh bắt xa bờ nhưng ngư trường đánh bắt thuận lợi, thị trường tiêu thụ ổn định, bà con rất yên tâm.

Ông Hoàng Thanh Phong (45 tuổi, thôn Hải Thành), một ngư dân tham gia đánh bắt vùng bãi ngang lâu năm cho biết: “Điều khiến bà con ngư dân phấn khởi là thời gian gần đây xuất hiện trở lại một số loài thủy sản như cá cơm và ruốc đã góp phần nâng cao sản lượng khai thác. Năm 2014, ngư dân Phong Hải trúng đậm mùa cá trích, cá nục.

Bình quân một chuyến ra khơi đánh bắt gần bờ, trừ chi phí ngư dân thu nhập được vài trăm nghìn đến một triệu đồng.” Trước đây, hộ ông Phong cũng ngưng khai thác nghề biển để tập trung nuôi trồng thủy sản trên cát. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ tích cực của địa phương, nhận thấy có thu nhập ổn định từ nghề đánh bắt gần bờ, ông Phong đầu tư bổ sung ngư lưới cụ để trở lại nghề biển truyền thống của gia đình.

Đồng hành cùng ngư dân

Ông Phan Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hải thừa nhận thực trạng: “Trong thời gian dài, ngư dân Phong Hải không còn mặn mà với nghề biển, số thuyền, ngư lưới cụ giảm từng năm. Trước thực trạng đó, địa phương đã đề ra nhiều giải pháp để hỗ trợ, khuyến khích ngư dân đầu tư tàu thuyền, ngư lưới cụ trở lại với nghề truyền thống của mình.

Năm 2014, có 6 tàu thuyền được đóng mới là một tín hiệu vui.” Ngoài việc tiếp tục vận động Nhân dân tập trung đầu tư phương tiện, cải tiến nghề nghiệp, củng cố bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, xã Phong Hải cũng tập trung khuyến khích, hỗ trợ bộ phận ngư dân có tâm huyết với biển, toàn lực tích cực bám biển sản xuất, đầu tư tu sửa đóng mới thuyền máy và ngư lưới cụ, duy trì các nghề truyền thống.

Nhiều ngư lưới cụ đã đầu tư mới, cải tiến các loại lưới rê cao màn, lừ bẫy mực, lưới ghẹ khai thác có hiệu quả nên sản lượng 2014 đạt 900 tấn.

Năm 2014, Công ty Bảo hiểm dầu khí PVI Huế tài trợ 110 suất bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho ngư dân khai thác biển ven bờ. Để cho ngư dân yên tâm bám biển, địa phương Phong Hải đã tạo điều kiện xúc tiến việc ngư dân đăng ký vay vốn để cải hoán thuyền, sắm mới ngư lưới cụ.

Đến nay, đã có 5 hộ vay vốn với số tiền 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Năm 2015, địa phương sẽ hỗ trợ 50 triệu đồng cho 10 ngư dân sắm lưới lừ bẫy mực. Nhằm phát triển nghề biển bền vũng, Phong Hải đã quy hoạch chi tiết xây dựng điểm tiểu thủ công nghiệp xã Phong Hải.

Năm 2015, xã tiến hành thực hiện quy hoạch các điểm tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã tại 5 thôn với diện tích hơn 5ha. Đưa các hộ dân sản xuất và chế biến nước mắm vào khu quy hoạch để sản xuất. Đồng thời, Phong Hải đang tranh thủ các chương trình dự án tập huấn cách bảo quản, chế biến thủy sản. Hiện, trên địa bàn xã có 43 hộ chế biến và sản xuất nước mắm.

Trong đó, có Cơ sở sản xuất và chế biến nước mắm Đảnh Vân đã đưa nước mắm Phong Hải “xuất ngoại”.

“Thời gian tới, Phong Hải sẽ vận động tăng lao động biển, phát triển mỗi thôn 2 - 3 thuyền máy. Tập trung đầu tư các mô hình sản xuất như câu mực ống, từ câu thủ công đến câu công nghiệp để nhân rộng mô hình, nghiên cứu chuyển đổi các ngành nghề phù hợp với vùng lộng bãi ngang.” ông Phan Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hải.


Có thể bạn quan tâm

Ông vua gấc Nguyễn Công Suất làm nông nghiệp phải có tri thức Ông vua gấc Nguyễn Công Suất làm nông nghiệp phải có tri thức

Đã từng là một sỹ quan, bác sĩ quân y, thuộc biên chế của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, cách đây 15 năm ông Nguyễn Công Suất đã tự nguyện xin giải ngũ khỏi ngành để theo đuổi việc trồng, chế biến và đưa cây gấc thành một thứ dược liệu quý.

21/09/2015
Kết nối nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản Kết nối nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản

Với mục đích kết nối hội viên, nông dân (ND) và doanh nghiệp để tìm kiếm đối tác, tiêu thụ sản phẩm nông sản, vừa qua, Trung tâm Trợ giúp ND thuộc Hội ND TP.Hà Nội đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với ND trên địa bàn huyện Ba Vì.

21/09/2015
Thiếu nước, hàng trăm ha lúa không kết hạt Thiếu nước, hàng trăm ha lúa không kết hạt

Mặc dù đã sắp đến kỳ thu hoạch, nhưng hàng trăm ha lúa không kết hạt khiến bà con nông dân (ND) xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) trắng nguồn thu.

21/09/2015
Ép cây hibiscus ra hoa, quả thành công, lãi 150 triệu/năm Ép cây hibiscus ra hoa, quả thành công, lãi 150 triệu/năm

Việc đưa cây hibiscus (còn gọi là cây bụp giấm, atisô đỏ) trồng dưới tán bạch đàn, cau và ép chúng ra hoa, quả thành công đã mở ra hướng làm giàu mới cho người dân các huyện Yên Thế, Tân Yên. Theo tính toán, trồng xen hibiscus có thể cho lãi 120 - 150 triệu đồng/ha/năm.

21/09/2015
Ấp nghèo vui đón nước sạch Ấp nghèo vui đón nước sạch

Nhờ nguồn vốn Chương trình quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), hiện gần 100% bà con Khmer ở xã Tân Đông (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã có nước sạch sử dụng.

21/09/2015