Trình Diễn Ương Cá Tra Cải Thiện Di Truyền, Kết Quả Chưa Khả Quan

Được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Miền Nam hỗ trợ 1.000 con cá tra giống bố mẹ để thực hiện chương trình cải thiện di truyền đàn cá tra địa phương, sau thời gian nuôi, anh Đặng Văn Thoại ở xã Tân Phước (Lai Vung - Đồng Tháp) đã cho ra những mẻ cá tra bột đầu tiên.
Từ nguồn cá bột này, Trạm thủy sản huyện Lai Vung đã đầu tư trình diễn ương đàn cá cải thiện di truyền tại hộ ông Phương Phước Lợi (xã Vĩnh Thới) với số lượng 4 triệu con bột được ương trong diện tích 10.000m2. Sau 4 tháng ương nuôi, ông Phương Phước Lợi thu hoạch cá tra giống, với sản lượng đạt 9.800kg, trọng lượng 50 con/kg.
Qua theo dõi, Trạm Thủy sản huyện Lai Vung kết luận: chưa thấy tính năng vượt trội của con giống cá tra cải thiện di truyền, thời gian tới cần nghiên cứu thêm, bởi đây là những mẻ cá tra bột đầu tiên của giống cá tra cải thiện di truyền, cá bố mẹ mới cho sinh sản lần đầu và cho sinh sản vào cuối mùa sinh sản tự nhiên của cá, nên con bột có thể chưa đạt chất lượng, chưa thể hiện được tính trạng trội của cá di truyền. Trạm thuỷ sản huyện Lai Vung tiếp tục theo dõi các điểm ương, nuôi cá thương phẩm của đàn cá cải thiện di truyền để tìm ra tính trạng trội của giống cá này.
Có thể bạn quan tâm

Là một địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan phù hợp với các loại cây trồng lâu năm, trong đó có cây ăn quả, những năm qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới là cây dài ngày như cây chanh leo, bời lời đỏ, thanh long ruột đỏ... nhằm tìm ra những loại cây phù hợp đưa lại giá trị kinh tế cao, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh từ đất đai và lao động. Cây thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây trồng mới được các hộ nông dân đưa vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế khá.

Vào trung tuần tháng 8 là mùa nhãn lồng Hưng Yên nhưng năm nay, bà con “ủ rũ” vì trong vườn xuất hiện những cây nhãn không quả.

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.

Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.