Trình Diễn Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.
Nắm bắt được tình hình đó, vừa qua, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã xây dựng Mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao đất nhằm tuyên truyền đến người dân một cách làm có hiệu quả khác. Cá đối mục là loài cá hiền, ngoài tự nhiên chúng ăn mùn bã hữu cơ vì vậy khi nuôi thương phẩm không cần đầu tư nhiều thức ăn mà chỉ cần sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có độ đạm vừa phải thường dùng cho các đối tượng cá khác (lóc, chẽm, rô phi).
Tháng 7/2014, Trung tâm đã thả 2500 con cá giống cỡ 30 con/kg trong 4000 m2ao. Trong quá trình nuôi chỉ cần bố trí một quạt nước loại vừa phải để tăng cường ô xi hòa tan trong nước vào ban đêm hoặc khi thời tiết không thuận lợi, đồng thời phải thường xuyên thay nước cho ao. Sử dụng vôi bột, chế phẩm sinh học và một số loại hóa chất được phép sử dụng để đảm bảo môi trường phù hợp cho cá phát triển tốt. Sau hơn 6 tháng nuôi, đến tháng 1/2015, Trung tâm đã tiến hành thu hoạch toàn bộ cá trong ao đạt sản lượng 900kg và cỡ cá thu trung bình 500g/con (nhiều con đạt hơn 600g/con).
Mô hình thành công của đã thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân, đoàn thể đến tham quan, tìm hiểu. Trong tương lai, đây sẽ là hướng đi mới, khả quan, có thể thay thế con tôm trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.

Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng, hiện toàn huyện có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn 5.137 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất ở Dầu Tiếng là cá sấu với 2.385 con.