Trình Diễn Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Thương Phẩm

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.
Nắm bắt được tình hình đó, vừa qua, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp vùng ĐBSCL đã xây dựng Mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao đất nhằm tuyên truyền đến người dân một cách làm có hiệu quả khác. Cá đối mục là loài cá hiền, ngoài tự nhiên chúng ăn mùn bã hữu cơ vì vậy khi nuôi thương phẩm không cần đầu tư nhiều thức ăn mà chỉ cần sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có độ đạm vừa phải thường dùng cho các đối tượng cá khác (lóc, chẽm, rô phi).
Tháng 7/2014, Trung tâm đã thả 2500 con cá giống cỡ 30 con/kg trong 4000 m2ao. Trong quá trình nuôi chỉ cần bố trí một quạt nước loại vừa phải để tăng cường ô xi hòa tan trong nước vào ban đêm hoặc khi thời tiết không thuận lợi, đồng thời phải thường xuyên thay nước cho ao. Sử dụng vôi bột, chế phẩm sinh học và một số loại hóa chất được phép sử dụng để đảm bảo môi trường phù hợp cho cá phát triển tốt. Sau hơn 6 tháng nuôi, đến tháng 1/2015, Trung tâm đã tiến hành thu hoạch toàn bộ cá trong ao đạt sản lượng 900kg và cỡ cá thu trung bình 500g/con (nhiều con đạt hơn 600g/con).
Mô hình thành công của đã thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân, đoàn thể đến tham quan, tìm hiểu. Trong tương lai, đây sẽ là hướng đi mới, khả quan, có thể thay thế con tôm trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, ở Bạc Liêu, mô hình luân canh tôm - lúa được nông dân các vùng chuyển đổi của tỉnh như Phước Long, Hồng Dân... áp dụng rất thành công. Mô hình này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái đồng ruộng, cải thiện thu nhập cho nông dân.

Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.