Triệu phú từ nuôi ba ba

Gia đình ông Tuấn có hơn 1 ha đất vườn. Những năm trước, dù được ông đầu tư khá bài bản bằng mô hình V.A.C (trồng cao su, nuôi gà, đào ao thả cá) nhưng không hiệu quả do diện tích đất ít, giá các mặt hàng liên tục giảm.
Năm 2012, khi dự án đập thủy lợi Phước Hòa hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo ra lượng cá tạp lớn.
Với nguồn thức ăn này, nếu biết sử dụng vào mục đích chăn nuôi sẽ thu lợi cao. Sau thời gian tìm tòi và tham quan một số mô hình, ông Tuấn chọn nuôi ba ba.
Theo ông, nuôi ba ba đầu tư ít vốn, dễ tiêu thụ, giá cao, ít bệnh, ít hao hụt và tốn ít công chăm sóc.
Thức ăn của ba ba chủ yếu là cá tạp, cá vụn, ốc... Mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần.
Nuôi ba ba giúp hộ ông Tuấn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Sau khi đầu tư 50 triệu đồng xây bờ ao với diện tích 500m2, ông Tuấn xuống TP. Cần Thơ mua 1.600 con ba ba giống, giá 6.000 đồng/con về nuôi thử nghiệm.
Ông cho biết: Lúc đầu còn thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao.
Nhưng vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm và kiểm soát được dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, ba ba thường chỉ mắc bệnh nấm do ô nhiễm nguồn nước phát sinh từ thức ăn dư.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn bệnh nấm không nguy hiểm và dễ chữa, chỉ cần cách ly, rửa vết thương hoặc bôi thuốc tím vài hôm là khỏi”.
Ông Tuấn cho rằng, nuôi ba ba đạt hiệu quả hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước.
Ao thả ba ba phải được xây dựng ở khu vực yên tĩnh, có nguồn nước ra vào thường xuyên, hoặc ít nhất thay nước 1 lần/tháng nhằm tránh nước bị nhiễm khuẩn.
Bờ ao xây cao để tránh nước ngập vào mùa mưa và được chia thành nhiều ngăn phù hợp với từng lứa tuổi của ba ba.
Mật độ 1 tháng tuổi từ 30 - 40 con/m2 ao; 5 tháng tuổi từ 15 - 20 con/m2 ao
. Khi nguồn nước bị nhiễm khuẩn cần được khử bằng vôi hoặc muối. Trên mặt nước nên thả bè cho ba ba tắm nắng, hô hấp và thả bèo tây để làm sạch nguồn nước.
Thức ăn cho ba ba không được để ôi thiu, số lượng vừa phải. Ba ba nuôi khoảng 8 tháng thì sinh sản.
Vì thế, khi ba ba lớn cần phân loại đực, cái, tránh để đẻ quá nhiều làm ảnh hưởng đến trọng lượng, chất lượng ba ba thương phẩm.
Ba ba nuôi 8 tháng có trọng lượng khoảng 1kg và có thể bán với giá 220 ngàn đồng/kg.
Nhưng ba ba càng lớn tháng thịt càng ngon và giá bán cao hơn (trên 1,5kg có giá 280 ngàn đồng/kg).
Mỗi năm, gia đình ông Tuấn xuất 4 lứa, mỗi lứa 600kg, được các thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đến tận ao thu mua.
Sau khi trừ chi phí, thất thoát, mỗi năm gia đình ông thu gần 200 triệu đồng.
Dự kiến cuối năm nay, ông Tuấn sẽ đầu tư xây thêm 800m2 ao để mở rộng quy mô và cung ứng giống cho người nuôi có nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm

So với những năm trước, năm nay tôm nuôi phần lớn được mùa nhưng lại rớt giá; trong khi đó giống, thức ăn, mọi chi phí đầu vào đều cao.

Xã Tam Quan là địa phương chăn nuôi số lượng gia cầm lớn nhất huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (khoảng 1 triệu con). Tuy nhiên, năm 2004 và năm 2011 2011 do dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Huyện Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu quý. Đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới với độ ẩm cao, diện tích rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm 80% tổng diện tích rừng toàn huyện với thảm thực vật đa dạng, phong phú…

Những năm qua, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất và giá trị kinh tế trên ha canh tác. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất, điều này đã phát huy hiệu quả ở một số loại cây như cây lúa cấy mật độ hợp lý, bí đỏ, ngô nếp, đặc biệt là cây cà chua ghép trên nhiều đồng đất tại Vĩnh Tường.

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.