Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triệu Phú Trồng Xen

Triệu Phú Trồng Xen
Ngày đăng: 19/01/2015

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Nghĩa Trung (Bù Đăng - Bình Phước) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế. Gia đình ông Nguyễn Hữu Hiếu ở thôn 1 là điển hình về trồng xen sầu riêng Thái và chôm chôm.

Năm 1998, gia đình ông Hiếu từ Tiền Giang lên Bình Phước mua được 2 ha trồng điều với mong muốn cải thiện kinh tế. Nhưng qua nhiều năm canh tác, năng suất vườn điều thấp nên ông Hiếu đã mạnh dạn chuyển sang trồng thí điểm 150 gốc sầu riêng Thái trên 1 ha.
Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.
Sầu riêng là cây thân gỗ, ưa sáng nên phải trồng thưa để vườn được thông thoáng. Chôm chôm là cây dễ tính, ít sâu bệnh, tuổi thọ cao, nhẹ công chăm sóc. Việc trồng xen 2 loại cây này không những tránh được nguy cơ thua lỗ mà còn tiết kiệm phân bón. Theo kinh nghiệm của ông Hiếu, sầu riêng nên trồng mật độ vừa phải, khoảng cách mỗi cây từ 7 - 8m, trong vườn nên giữ cỏ để ẩm.
Công đoạn tưới nước chia thành 2 thời kỳ: Đối với cây con, tưới nước để giúp cây mạnh khỏe, nhanh cho trái. Khi cây ra bông cần tưới nước cách ngày để bông phát triển và đậu trái. Hai loại bệnh khó khắc phục nhất đối với sầu riêng là xì mủ và nấm lá. Để hạn chế sâu bệnh và giúp cây phát triển tốt, việc bón phân theo định kỳ rất quan trọng, lượng phân bón phải tuân thủ theo thời kỳ, trước khi ra hoa từ 30 - 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao giúp ra bông dễ dàng.
Khi sầu riêng ra trái được 2 tháng nên bổ sung kali giúp trái phát triển nhanh và chất lượng cao, tránh hiện tượng trái bị sượng. Vào đầu mùa mưa, lá sầu riêng hay phát triển đọt kéo theo rụng trái nên cần phun thuốc MKP để chặn đọt, ức chế không cho đọt ra dài và phòng ngừa bằng thuốc Ariphốt, cứ 4 tháng phun 1 lần để đảm bảo cho quá trình thụ phấn và đậu trái.
Nhờ đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cây của ông Hiếu luôn cho năng suất cao. Mỗi năm, gia đình ông thu hơn 1 tạ trái sầu riêng thu về hơn 200 triệu đồng và khoảng 400kg chôm chôm thu về gần 400 triệu đồng.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Trung cho biết: “So với các loại cây ăn trái khác, sầu riêng đang chiếm ưu thế bởi giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nông dân cũng không nên phát triển ồ ạt, nhất là ở những vùng đất không phù hợp, đồng thời quan tâm đến nguồn gốc cây giống, tránh mua những loại giống trôi nổi kém chất lượng làm ảnh hưởng đến hiệu quả”.


Có thể bạn quan tâm

Giá nông sản một tuần có Giá nông sản một tuần có "4 giảm, 4 tăng"

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, giá rau, hoa trong một tuần qua (từ ngày 8/4 - 15/4) có nhiều biến động. Cụ thể, 4 sản phẩm giảm giá bán tại cổng trại sản xuất là: 9.000 đồng/chục hoa hồng (giảm 3.000 đồng/chục), 3.000 đồng/kg cà chua (giảm 2.000 đồng/kg), 15.000 đồng/chục hoa cúc (giảm 1.000 đồng/chục) và 15.000 đồng/kg bắp cải (giảm l.000 đồng/kg).

20/04/2015
Khẳng định hiệu quả của công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê Khẳng định hiệu quả của công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê

Công nghệ phù hợp địa hình đồi dốc ở Tây Nguyên, dễ lắp đặt và vận hành bảo dưỡng, tăng được năng suất cà phê từ 15% - 20%.

20/04/2015
Ôm hận vì thương lái Trung Quốc Ôm hận vì thương lái Trung Quốc

Với chiêu bài trữ hàng giá rẻ, đặt hàng giá cao, một số thương lái Trung Quốc khiến thị trường hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên rối loạn.

20/04/2015
Quy trình phòng bệnh cho dê Quy trình phòng bệnh cho dê

Cũng giống như các loại gia súc khác, để lựa chọn các cá thể dê làm giống phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ). Kiểm tra cá thể con giống về các đặc điểm như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng. Đồng thời, phải chọn lựa dê làm giống ở những cơ sở chăn nuôi dê có uy tín, đảm bảo chất lượng.

20/04/2015
Trại bò sữa đầu tiên trên đất Cảng Trại bò sữa đầu tiên trên đất Cảng

Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.

20/04/2015