Triệu Phú Nhãn Xuồng Cơm Vàng

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.
Vườn nhãn xuồng cơm vàng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của nhà ông cho năng suất khá cao, trung bình 7 tấn/ha/vụ.
Ông Tường chia sẻ, trước đây gia đình ông rất khó khăn, nhà có 3ha đất nhưng ông cứ loay hoay hết trồng điều đến trồng ngô nhưng thu nhập không đủ sống. Sau nghe lời bà con, ông chuyển qua trồng nhãn da bò thì lại bị mất mùa. Cuộc sống càng khó khăn khi ông không đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình, lo cho học phí của các con.
Nhưng ông quyết không từ bỏ, bởi ông nghĩ chắc chắn mình thiếu kinh nghiệm trồng, chứ đây đã là vùng đất có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nhất cho trồng nhãn rồi.
Thế là ông khăn gói lên đường “tầm sư học đạo” khắp nơi. Sau được sự tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, năm 2007 ông xin vào làm thành viên của HTX Nhân Tâm và quyết tâm chuyển ghép 2ha cây nhãn da bò sang trồng nhãn xuồng cơm vàng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Năm 2011, ông bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên và kết quả bất ngờ là nhãn xuồng cơm vàng cho năng suất cao 7 tấn/ha/vụ, tăng 20% so với sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng trồng theo phương pháp truyền thống. Ông Tường cho biết hiện giá nhãn xuồng cơm vàng thương lái thu mua tại vườn là 20.000 đồng/kg, riêng đối với nhãn đạt tiêu chuẩn VietGAP giá bán lên tới 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt được khoảng 130 triệu đồng/ha/vụ.
Chính nhờ tính chăm chỉ cần cù, không ngại khó mà gia đình ông đã có cuộc sống ổn định và thoải mái hơn từ sau khi chuyển qua trồng nhãn xuồng cơm vàng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông cũng đã có đủ tiền lo cho 2 người con của mình vào học đại học.
Ông Đào Xuân Hiếu – Chủ nhiệm HTX Nhân Tâm cho biết: “Nhờ xây dựng quy trình VietGAP được các thạc sĩ, kỹ sư của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh tư vấn hỗ trợ nên khống chế rụng 70 - 80%, nhờ đó cho năng suất cao. Dự kiến đến tháng 9.2013 các hộ trồng nhãn xuồng cơm vàng, trong đó có hộ ông Tường, sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Khi đó sẽ càng rộng đường cho sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng, thậm chí xuất khẩu”.
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản với 30.840ha mặt nước ao hồ. Ngoài ra, còn có khả năng phát triển nuôi cá lồng, bè trên các sông, suối.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, trong quý 1/2014, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại hơn 1.510ha. Trong đó, mức độ thiệt hại trên 70% chiếm hơn 190ha, và dưới 70% khoảng 1.320ha. Tuy nhiên, bà con nông dân chỉ mới khắc phục khoảng 540ha.

Sáng 1/4, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản tại TX Sông Cầu và huyện Sông Hinh.

Là xã nằm ven sông Gianh, bốn bề sông nước, có nhiều diện tích đất ven bãi thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, những năm qua, xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn - Quảng Bình) đã phát huy được thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM của nơi đây.

Đến xã Giao Thiện (Giao Thuỷ - Nam Định) những ngày này, chúng tôi được chứng kiến không khí sôi động chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân nơi đây. Anh Trần Văn Nguyên ở xóm Tân Hồng phấn khởi cho biết, gia đình anh đang lắp đặt các quạt đảo nước tạo ô-xy cho các ao nuôi để kịp thả tôm giống.