Triệu Phú Chuối Trên Đất Phú Long (Ninh Bình)

Về vùng kinh tế mới xã Phú Long (Nho Quan - Ninh Bình), ai cũng biết gia đình anh Trần Minh Sơn ở thôn 10 nhờ trồng chuối mà trở thành triệu phú.
Anh Sơn cho biết: Nhà anh trồng toàn giống chuối tiêu hồng, là loại chuối dễ trồng và chăm sóc, cây thấp, nải to, buồng dài và có khả năng chống chịu khô hạn, bão gió tốt; khi chín có màu vàng tươi, vị ngọt đậm. Chuối tiêu hồng trồng sau 9 đến 10 tháng là cho thu hoạch, từ khi trổ hoa đến khi thu hoạch khoảng 3 đến 4 tháng. Hiện nay, gia đình anh thuê 13 ha để trồng chuối và trồng thêm 3 ha đất sẵn có của gia đình.
Với lợi thế của vùng đất hình lòng chảo, đất màu dồn xuống cùng với việc tận dụng nguồn nước phân bioga từ trại lợn Khánh An ở ngay gần nhà để tưới cho vườn chuối, do vậy chi phí đầu tư cho 1 ha trồng chuối thấp, không mất phân bón và tốn ít công chăm bón.
Đây là năm thứ 3 anh chồng chuối. Năm đầu anh mới chỉ trồng 0,6 ha với 1500 cây, thu lãi 200 triệu đồng. Năm sau đó trồng 2,4 ha, thu lãi 600 triệu đồng. Anh Sơn cho biế thêmt: một buồng chuối nếu được chăm sóc tốt nặng 40 - 50 kg, buồng bé cũng tới 20 kg. Đặc biệt thuận lợi là chuối rất dễ tiêu thụ với thị trường rộng, thương lái từ các chợ Tam Điệp, Ninh Bình, chợ Rịa... vào tận vườn nhà để mua; có cả khách hàng từ Nam Định vào đặt hàng làm chuối xấy khô. Thời gian tới, nếu có vốn, anh dự định sẽ tiếp tục thầu thêm 20 ha đất thuộc thôn 7 để trồng chuối.
Nhận thấy đây là mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao nên một số hộ khác cũng trồng theo như gia đình ông Hường người cùng xã cũng trồng 1 ha chuối, bước đầu cũng cho thu nhập khá.
Chuối là loại cây trồng rất đỗi quen thuộc, nhiều người còn xem đó là loại cây trồng bình thường, trồng cho mát vườn, hiệu quả kinh tế không đáng là bao, song với cách làm mới biết tận dụng "thiên thời, địa lợi" như gia đình anh Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm cho mọi người có cái nhìn, cách đánh giá khác hẳn về cây chuối.
Đồng chí Lương Mạnh Tường, Phó chủ tịch UBND xã Phú Long cho biết: Gia đình anh Trần Minh Sơn là một trong những hộ nông dân biết sáng tạo, tích cực tìm tòi nghiên cứu những mô hình hiệu quả kinh tế cao để áp dụng vào sản xuất và đã thành công với mô hình trồng chuối. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh Sơn còn tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần tích cực trong phong trào xoá đói giảm nghèo của xã Phú Long.
Bên cạnh trồng chuối, anh Sơn còn trồng thêm 400 cây hồng không hạt, 120 cây nhãn lồng Hưng Yên, mít Tố Nữ... Năm 2012, các loại cây này cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Tính sơ bộ, năm 2012, tổng thu nhập của gia đình anh Sơn đạt khoảng 700 triệu đồng. Anh cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện về cây giống để các hộ khác cùng trồng chuối như gia đình anh với mong muốn chuối Phú Long sẽ trở thành thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng nhanh là do mô hình này có chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, cho thu nhập ổn định. Hiện nay, người dân từng bước chuyển đổi diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến, nhằm tăng thu nhập.

Là vùng đất có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc đầu tư phát triển nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, những năm gần đây, Quảng Ninh phát triển mạnh nghề nuôi nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, ốc nhảy, ốc hương, hàu biển... góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.

Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.

Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.