Triệu Phú Chanh Vica

Anh Nguyễn Hải Đăng (sinh năm 1981) ngụ tại ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An là một thanh niên tiêu biểu cho phong trào sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền. Anh được vinh dự nằm trong danh sách 11 thanh niên tiêu biểu của tỉnh về Thủ đô tham dự thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương năm 2010.
Hải Đăng là con trai trưởng của chủ trang trại chanh Vica - ông Nguyễn Văn Chiến (Út Chiến). Gia đình anh vốn làm nghề nông, đã trải qua nhiều nghề khác nhau từ trồng mía năng suất thấp, chuyển sang trồng sơmi và rồi nuôi gà nhưng đều thất bại. Năm 2005, gia đình anh quyết định chuyển sang trồng chanh không hạt. Ban đầu, anh cũng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chanh không hạt do người tiêu dùng chưa biết đến chanh không hạt và chỉ quen sử dụng chanh có hạt. Để giới thiệu sản phẩm chanh không hạt đến với người tiêu dùng, anh đã đem chanh tặng cho các chợ đầu mối và các siêu thị lớn ở thành phố và để lại địa chỉ.
Sử dụng chanh không hạt Vica thấy nước nhiều, thơm và tiện lợi vì quả to và sạch nên thị trường bắt đầu ưa chuộng, nhất là các siêu thị lớn ở thành phố. Trải qua bao nỗi nhọc nhằn trên đường đi tìm thị trường và xây dựng thương hiệu, bước đầu anh đã gặt hái được thành công. Nhiệm vụ chính của anh Đăng là chăm sóc vườn chanh, tìm đầu ra cho sản phẩm và phân phối sản phẩm. Mỗi ngày trang trại chanh Vica của gia đình anh xuất bán khoảng 1-2 tấn chanh không chỉ cho siêu thị và sang nước ngoài như: Nhật, Singapore và các nước Trung Đông, Canada... Được gia đình giao hàng và quản lý kinh tế hiệu quả, anh đã xây dựng cho mình một cơ ngơi vững chắc và hạnh phúc bên vợ đẹp, 2 đứa con ngoan.
Tích lũy kinh nghiệm nhiều năm, anh Đăng đã chọn cho mình 1 ha trồng chanh Vica không hạt được 4 - 5 tuổi và đã cho quả trên 2 năm nay. Bình quân hàng năm, 1 ha chanh cho thu hoạch 35 - 40 tấn quả, trừ chi phí anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng/ha, thậm chí 200 triệu đồng/ha.
Ngoài sản xuất giỏi, anh Nguyễn Hải Đăng đã từng làm Bí thư Chi đoàn ấp 7, xã Lương Hòa và đang là thành viên Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Bến Lức. Hải Đăng đã có nhiều đóng góp trong phát động và tham gia chiến dịch hè tình nguyện, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, giúp đỡ cho học sinh nghèo có điều kiện đến trường. Anh xứng đáng là một tấm gương thanh niên tiêu biểu làm giàu trên đất quê mình.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, sản lượng vải sớm của tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ hết, khoảng 26.300 tấn. Vải muộn bắt đầu thu hoạch. Trung bình toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 4.000 tấn/ngày.

Năm 2007, anh Hoàng đào 5.000 mét vuông đất để làm hồ nuôi cá nước ngọt. Ban đầu anh thả 10.000 con giống các loại cá trầu, cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ. Chi phí tiền giống là 4,5 triệu đồng. Sau 6 tháng thả nuôi, trừ đi các khoản chi phí, anh còn lãi 54 triệu đồng.

Là một địa phương có nhiều đời gắn bó với nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển, nên trước đây, người dân làng biển Công giáo Xuân Hoà, Quảng Xuân, Quảng Trạch vốn khá xa lạ với việc nuôi trồng thuỷ sản.

Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Thời gian gần đây ở An Giang, mô hình ương nuôi cá lóc giống phát triển rất mạnh ở nông thôn nên rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông. Với cách làm tự phát này, có thể nông dân sẽ giẫm lên “vết xe đổ” của con cá tra cách đây không lâu, khi khủng hoảng thừa sản phẩm.