Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triệu Phú Cam Sen

Triệu Phú Cam Sen
Ngày đăng: 09/09/2014

Không nuôi trồng thuỷ sản hay trồng rừng để phát triển kinh tế như phần đông người dân ở Bản Sen (Vân Đồn - Quảng Ninh) vẫn lựa chọn, chàng thanh niên Kiều Văn Tuấn, sinh năm 1986 lại mạnh dạn đặt niềm tin vào nghề trồng cam Sen đang mai một ở địa phương...

Bằng nỗ lực, chăm chỉ học hỏi, niềm tin vào cây đặc sản của vùng đất đã đưa chàng thanh niên đầy quyết tâm, giàu ý tưởng thành một nhà nông trẻ thành đạt, một triệu phú cam Sen ở đất Vân Đồn.

Đến thôn Nà Na, xã Bản Sen, chúng tôi gặp Tuấn đang chăm sóc vườn cam Sen đặc sản tươi tốt giữa núi đồi xã đảo. Tuấn có dáng thư sinh, da ngăm đen, đặc biệt đôi mắt sáng và vẻ chững chạc hơn tuổi 28 rất nhiều. Thắc mắc về biệt danh “triệu phú” bạn bè đặt cho, Tuấn khiêm tốn chia sẻ: “Đó mới là thành quả bước đầu. Để thành triệu phú với trang trại cam lớn còn rất xa... nhưng đó là ước mơ của mình”.

Tốt nghiệp cấp 3, điều kiện gia đình không cho phép, Tuấn gác lại ước mơ vào đại học, rời xã đảo nghèo đi làm thuê, kiếm kế sinh nhai. Ròng rã suốt gần 3 năm tìm việc khắp nơi trong và ngoài tỉnh, Tuấn nhận ra, làm thuê với thu nhập vài triệu đồng/tháng có tằn tiện cũng chỉ đủ trang trải chi phí cho sinh hoạt cá nhân. “Xã Bản Sen, Vân Đồn vốn nức tiếng với giống cam Sen đặc sản.

Vậy thì tại sao mình không thể làm giàu ngay trên quê hương với nghề trồng cam truyền thống?” - Tuấn đã tự hỏi vậy khi về thăm quê thấy đắng lòng với nghề trồng cam đang ngày càng mai một. Từ trăn trở ấy, năm 2005, Tuấn quyết định lập nghiệp trên quê hương với ý tưởng phát triển cây cam đặc sản.

Thời điểm đó, cây cam dường như bị lãng quên, khi người dân địa phương chỉ chú trọng phát triển trồng rừng và nuôi trồng thuỷ sản... “Lúc quyết định chặt rừng keo, dọn đồi, vườn vải, trồng cam, gia đình, bố mẹ phản ứng dữ dội lắm bởi trồng cam không hiệu quả.

Sau một thời gian dài thuyết phục, phân tích hiệu quả kinh tế và đầu ra thuận lợi, so sánh giá trị kinh tế cây cam với sự phát triển giảm dần của cây keo, bạch đàn, bố mẹ mình dần đồng ý. Trồng cam cũng chính là tiếp nối nghề của ông, bà trên chính mảnh đất của tổ tiên” - Tuấn chia sẻ thêm.

Bắt tay vào làm, Tuấn gặp không ít khó khăn vì đất cằn cỗi, cỏ dại mọc um tùm... Hơn nữa, lưng vốn khi ấy Tuấn chỉ có 5 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Để có tiền mua cây giống, Tuấn đã phải tự tìm cách giảm chi phí bằng việc sử dụng nguồn phân bón từ việc gom phân bò, trâu trộn với phân tổng hợp.

Đồng thời, để “nuôi” ước mơ cam Sen của mình trong thời gian chờ đợi cam cho thu hoạch (một gốc cam Sen trưởng thành cho quả phải mất 3-5 năm), Tuấn còn phải đi làm thêm đủ nghề “lấy ngắn nuôi dài”.

Cam Sen cũng là loại cây “khó tính” thường xuyên mắc các loại bệnh sâu, muội... nên có giai đoạn, vườn cam 200 gốc, Tuấn dầy công gây dựng sinh trưởng chậm, có nguy cơ thất bại. “Lúc đó, mình xót xa lắm nhưng cũng phải tự động viên, chịu khó đi tìm hiểu, học hỏi những người có kinh nghiệm, các bậc cao niên đã từng gắn bó với cây cam để “chữa bệnh” cho cây...”.

Nhờ vậy, Tuấn đã dần tích luỹ được kinh nghiệm trong chăm sóc cam. Năm 2009, những cây cam đầu tiên trong vườn bắt đầu bói quả trước sự vui mừng khôn xiết của Tuấn.

Được chăm sóc tốt, vườn cam đã cho những trái cam đẹp, bóng, vàng ươm. Đến mùa thu hoạch, cam của Tuấn được thương lái tới tận vườn thu mua với giá cao. Năm 2010 vụ thu hoạch đầu tiên đã mang lại cho Tuấn 200 triệu đồng.

Những vụ sau đó, mức thu nhập này vẫn được đều đặn duy trì, giúp Tuấn trả nợ ngân hàng, đầu tư mở rộng thêm nhiều gốc cam. Tuy phải vất vả lắm mới có được thành công nhưng Tuấn sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ bè bạn, bà con kinh nghiệm chăm sóc cam.

Tuấn chia sẻ: “Mình luôn muốn mở rộng quy mô thành một trang trại trồng cam để tận dụng thế mạnh của địa phương”. Và thực hiện ước mơ đó, đến nay Tuấn đã phát triển được trên 2ha vườn cam với gần 1.000 gốc. Mô hình vườn cam của Tuấn đã liên tục được chọn và bầu là Mô hình thanh niên tiêu biểu.


Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Đồng Tháp Xóa Điểm Nóng Về Cúm Gia Cầm Năm 2014, Đồng Tháp Xóa Điểm Nóng Về Cúm Gia Cầm

Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi nên trong năm 2014 tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Đồng Tháp giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, năm qua ngành thú y đã kiểm soát tốt các dịch bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm; lở mồm long móng (LMLM), tai xanh trên gia súc.

14/01/2015
Vườn Ươm Giống Cỏ Chất Lượng Cao Long Mỹ Bước Đầu Cung Ứng Cỏ Giống Phục Vụ Chăn Nuôi Vườn Ươm Giống Cỏ Chất Lượng Cao Long Mỹ Bước Đầu Cung Ứng Cỏ Giống Phục Vụ Chăn Nuôi

Vườn ươm có diện tích 5.000 m2, trồng 8 giống cỏ chất lượng cao: cỏ Mulato 2 (gieo hạt và trồng hom); cỏ Hamin trồng hom; cỏ VA06 trồng hom; cỏ Mombasa gieo hạt; cỏ Stylo gieo hạt; cỏ Ghinê K280 trồng hom; cỏ Cao lương gieo hạt... Nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, các loại cỏ giống ở đây đã sinh trưởng và phát triển tốt.

14/01/2015
Đắk Nông Đã Khống Chế Được Dịch Cúm, Lở Mồm Long Móng Trên Vật Nuôi Đắk Nông Đã Khống Chế Được Dịch Cúm, Lở Mồm Long Móng Trên Vật Nuôi

Theo ông Đoàn Văn Đáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh thì nhờ tập trung triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nên từ ngày 26 - 31/12, toàn tỉnh Đắk Nông không còn trâu, bò, gia cầm mới mắc bệnh. Về cơ bản, ngành chức năng và các địa phương đã khống chế được các loại dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

14/01/2015
Nuôi Gà Thả Vườn Nuôi Gà Thả Vườn "Làm Chơi Ăn Thật"

Chỉ vào đàn gà gần 500 con hơn 2 tháng tuổi đang phát triển tốt, anh Tân cười tươi nói: “Đàn gà này nếu phát triển bình thường thì hơn 1 tháng nữa là có thể bán được, con lớn cũng trên 2kg. Thời điểm đó, cận Tết Nguyên đán nên nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, gà hút hàng, giá sẽ tăng mạnh. Năm nào cũng vậy, tôi canh ngay đợt Tết để xuất chuồng, bán được giá cao”.

14/01/2015
Lợi Kép Từ Nuôi Thỏ Công Nghiệp Lợi Kép Từ Nuôi Thỏ Công Nghiệp

Nuôi thỏ quy mô công nghiệp vừa mang lại giá trị kinh tế mà còn tiết kiệm thời gian. Gần đây, một số hộ ở xã Tân Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) đã thí điểm công nghệ không mùi trong chăn nuôi thỏ. Gia đình chị Đỗ Thị Thanh Hương (27 tuổi) ở ấp An Hòa là một điển hình.

14/01/2015