Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng với mô hình nuôi bò thịt

Triển vọng với mô hình nuôi bò thịt
Ngày đăng: 01/07/2015

Tham gia dự án, từ 64 con bò giống, các hộ chăn nuôi đã cung cấp cho thị trường 144 con bò thịt thương phẩm và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác từ mô hình này.

Để đảm bảo hộ chăn nuôi có được giống bò tốt, chủ nhiệm dự án đã chọn những giống bò chất lượng cao là bò lai Sind và lai Brahman để người dân chăn nuôi. Nhờ sự hướng dẫn này mà đàn bò nuôi thuộc dự án ít xảy ra dịch bệnh và phát triển rất tốt. Bên cạnh đó, hộ nuôi bò còn được hỗ trợ vay vốn ngân hàng với số tiền 7 triệu đồng/con và hỗ trợ lãi suất trong suốt thời gian tham gia dự án.

Ông Hồ Văn Sơn, chủ nhiệm dự án, cho biết: “Trước khi triển khai dự án, chúng tôi đã lựa chọn hộ nuôi kỹ càng, nguồn vốn cho vay ưu đãi nhất để thực hiện dự án. Từ nguồn vốn hỗ trợ của kinh phí sự nghiệp khoa học với số tiền hơn 146 triệu đồng, kết hợp với vốn nông hộ đầu tư, mỗi hộ trong vùng dự án được vay vốn nuôi ít nhất 3 con bò. Dự tính ban đầu của dự án triển khai nuôi bò thịt, thế nhưng nhiều hộ nuôi đã nhận ra lợi nhuận từ việc cung cấp bò giống và phát triển dần đàn bò lên hơn trăm con. Nhờ vậy khi đến kỳ hạn kết thúc dự án, nhiều hộ đã có bò mẹ đẻ bò con, lợi nhuận tăng gấp bội. Nguồn vốn vay nông dân trả hết và còn tự tạo điều kiện tái đầu tư cho lứa nuôi khác”.

Sau thời gian tham gia dự án, đối với nhiều hộ thì mô hình đem lại kết quả hơn cả mong đợi. Chị Nguyễn Ngọc Thủy, ở xã Hiệp Hưng, cho hay: “Hồi đó, tính nuôi bò để tận dụng thời gian rảnh làm kinh tế phụ, bỏ ống lâu ngày nhưng không ngờ lại khá lên trông thấy. Tôi nuôi giống bò thịt này được thương lái mua giá cao, trúng lớn. Mỗi con tôi bán ra thu lời gần gấp đôi chỉ sau 1 năm chăn nuôi”. Bây giờ, chị Thủy đã nhân giống ra bò con, tiếp tục chăn nuôi để làm giàu bởi chị đã đầu tư luôn hơn 2 công đất trồng cỏ cho bò ăn.

Hiệu quả lớn nhất mà dự án mang lại là cho ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế bằng cách kết hợp với nuôi bò, người dân có thể trồng cỏ theo ven bờ đê hoặc ruộng để chủ động nguồn thức ăn cho bò. Trong dự án có 10/14 hộ tham gia cách làm này trồng hơn 7,6m2, áp dụng theo quy trình kỹ thuật rất bài bản đã tạo ra được nguồn thức ăn tươi, sạch, đủ dưỡng chất cho bò.

Trong chăn nuôi bò bán chăn thả, người dân còn tận thu được phân bò để bón vào ao, tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Qua dự án, có 2 hộ thực hiện mô hình này, với diện tích 1,9ha nuôi cá rô phi, cá chép, cá mè hoa thu được sản lượng cá 2,1 tấn sau 2 đợt nuôi. Ông Nguyễn Văn Ba, ở ấp Phương Quới B, xã Phương Bình, cho biết: “Thằng cháu tôi nó nuôi cá bằng phân bò thấy mà ham, còn tôi không làm được nhưng mà cũng thu lời to nhờ phân bò. Tôi được cán bộ dự án hướng dẫn ủ thành phân hữu cơ bón lại cho ruộng, vườn cây rất tốt. Số còn dư tôi bán ra cũng kiếm được số tiền kha khá”.

Theo báo cáo của chủ nhiệm dự án, lợi nhuận nuôi bò không chỉ dừng lại ở việc giảm số lượng lao động nhàn rỗi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế rất nhiều. Trừ các khoản chi phí gồm chuồng trại, con giống, thức ăn, thuốc thú y, gieo tinh, công lao động,… trên 1,9 tỉ đồng, 14 hộ chăn nuôi đã thu lợi nhuận trên 1 tỉ đồng. Trung bình 1 con bò đạt lợi nhuận từ 8-10 triệu đồng sau 1 năm thả nuôi.

Với kết quả lợi nhuận kinh tế này, mô hình chăn nuôi bò bán chăn thả sẽ là mô hình triển vọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Theo ý kiến nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp tại buổi họp nghiệm thu kết quả dự án, mô hình này rất phù hợp với tập quán chăn nuôi ở địa phương, kỹ thuật chăn nuôi đơn giản và có thể nhân rộng mô hình trong tương lai. Mô hình nuôi bò thịt ở Phụng Hiệp sẽ không chỉ là lựa chọn đúng đắn và hướng đi hiệu quả của địa phương trong thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng hiệu quả và bền vững cho huyện Phụng Hiệp nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung.


Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê của bà chủ trang trại Niềm đam mê của bà chủ trang trại

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

03/09/2015
Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc

Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.

03/09/2015
Làm nền tổ ong nhân tạo Làm nền tổ ong nhân tạo

Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.

03/09/2015
Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

03/09/2015
Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai) Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)

Mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai); đây là công nghệ tưới nước thích hợp nhất hiện nay không chỉ cho người nông dân trồng cỏ mà còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác ở Ayun Pa.

03/09/2015