Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Lươn Ở Xã Ngãi Hùng (Trà Vinh)

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Lươn Ở Xã Ngãi Hùng (Trà Vinh)
Ngày đăng: 13/02/2014

Anh Huỳnh Văn Thanh ở ấp Ngã Tư Một xã Ngãi Hùng huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đã tận dụng nền chuồng heo cũ, cải tạo, nâng cấp lại để nuôi lươn thương phẩm và đang có triển vọng.

Trên diện tích 15m2, anh Thanh thả nuôi 150kg lươn giống, trung bình 1m2 thả nuôi 10kg. Lươn giống được anh Thanh mua với giá 370.000 đ/kg. Sau 04 tháng thả nuôi lươn đạt trọng lượng trung bình từ 3- 4 con/kg và đang phát triển tốt. Anh Thanh cho biết, tỷ lệ lươn giống hao hụt khoảng 20% chủ yếu ở giai đoạn 02 tuần đầu sau khi thả nuôi. Từ đó trở về sau lươn phát triển tốt và không còn hao hụt nữa.

Theo anh Thanh, lươn cũng dễ nuôi, mỗi ngày cho lươn ăn từ 1-2 lần, sau mỗi lần cho ăn cần phải thay nước để giữ cho môi trường nước được sạch sẽ thì lươn sẽ không bị nhiễm bệnh. Thức ăn dành cho lươn là cá vụn cộng thêm với thức ăn công nghiệp. Với số lượng lươn giống như trên, trung bình chi phí tiền thức ăn mỗi ngày khoảng 60.000đ. Hiện nay giá lươn thương phẩm trên thị trường khoảng 150.000đ/kg.

Nếu tính chi phí và số lượng lươn giống hao hụt cùng sự phát triển nhanh từ ao lươn của gia đình anh Thanh, thì mô hình nuôi lươn hứa hẹn cho lãi cao và đang là một nghề đầy triển vọng. Từ kết quả ban đầu qua mô hình nuôi lươn của gia đình mình, anh Thanh đã vận động thêm 04 hộ nông dân khác trong xã thực hiện mô hình nuôi lươn thương phẩm và mỗi hộ thả nuôi được từ 50 – 150kg lươn giống.

Riêng đối với anh Huỳnh Văn Thanh, qua tìm hiểu được biết anh là một nông dân cần cù lao động, luôn tìm tòi học hỏi những mô hình mới để phát triển kinh tế cho gia đình. Anh cũng là một trong những nông dân được bình chọn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện năm 2008 – 2009 và năm nay tiếp tục được xét chọn danh hiệu này.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiểu Cần, Lê Anh Ngãi nói: Với kết quả bước đầu từ mô hình nuôi lươn theo kỹ thuật mới này, thời gian tới Hội Nông dân huyện sẽ tập trung chỉ đạo nhân rộng mô hình ra toàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp hội viên nông dân tăng thu nhập phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết năm 2014 của Hội Nông dân đã đề ra.

Ngoài việc thực hiện mô hình nuôi lươn, anh Thanh còn đang sở hữu 13 công đất ruộng, 07 công đất vườn trồng dừa và 02 máy xới đất. Ngoài thu nhập từ ruộng, vườn, 02 máy xới đất cho thu nhập mỗi năm từ 90.000.000 – 100.000.000 đ. Cuộc sống gia đình anh Huỳnh Văn Thanh hiện nay khá ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Đậu phộng trúng giá Đậu phộng trúng giá

Hiện nay nông dân huyện An Phú (An Giang) đang vào đợt cao điểm thu hoạch đậu phộng (lạc) vụ hè thu.

23/07/2015
Dưa hấu Nghi Long được mùa kép Dưa hấu Nghi Long được mùa kép

Đêm đến, đèn điện thắp sáng choang giữa các cánh đồng dưa, người lớn, người già, trẻ nhỏ đều tập trung ra đồng như hội.

23/07/2015
Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại

Cách đây 20 năm, nhiều người dân xã Tân Hà (Hàm Tân) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy vợ chồng anh Trần Đình Dũng xin thôi nghề dạy học chuyển sang đầu tư trồng cây ăn quả trên vùng đất mới khô cằn. Bằng nguồn vốn bán nhà cửa, đất vườn ở Đồng Nai, anh đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền xã Tân Hà khai hoang phục hóa 25 ha đất để phát triển kinh tế trang trại.

23/07/2015
Tái cơ cấu trồng trọt nông sản vẫn thấp chất lượng, cao giá thành Tái cơ cấu trồng trọt nông sản vẫn thấp chất lượng, cao giá thành

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song sau hai năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện khi “điệp khúc” vẫn là chất lượng thấp, giá thành cao.

23/07/2015
Trái cây lại loạn giá Trái cây lại loạn giá

Những mặt hàng như chôm chôm, thanh long hay măng cụt đang được các tiểu thương đưa về đổ thành từng đống rất nhiều tại chợ lẻ, mức giá cao nhất chưa tới 20.000 đồng/kg.

23/07/2015