Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Lươn Ở Xã Ngãi Hùng (Trà Vinh)

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Lươn Ở Xã Ngãi Hùng (Trà Vinh)
Ngày đăng: 13/02/2014

Anh Huỳnh Văn Thanh ở ấp Ngã Tư Một xã Ngãi Hùng huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đã tận dụng nền chuồng heo cũ, cải tạo, nâng cấp lại để nuôi lươn thương phẩm và đang có triển vọng.

Trên diện tích 15m2, anh Thanh thả nuôi 150kg lươn giống, trung bình 1m2 thả nuôi 10kg. Lươn giống được anh Thanh mua với giá 370.000 đ/kg. Sau 04 tháng thả nuôi lươn đạt trọng lượng trung bình từ 3- 4 con/kg và đang phát triển tốt. Anh Thanh cho biết, tỷ lệ lươn giống hao hụt khoảng 20% chủ yếu ở giai đoạn 02 tuần đầu sau khi thả nuôi. Từ đó trở về sau lươn phát triển tốt và không còn hao hụt nữa.

Theo anh Thanh, lươn cũng dễ nuôi, mỗi ngày cho lươn ăn từ 1-2 lần, sau mỗi lần cho ăn cần phải thay nước để giữ cho môi trường nước được sạch sẽ thì lươn sẽ không bị nhiễm bệnh. Thức ăn dành cho lươn là cá vụn cộng thêm với thức ăn công nghiệp. Với số lượng lươn giống như trên, trung bình chi phí tiền thức ăn mỗi ngày khoảng 60.000đ. Hiện nay giá lươn thương phẩm trên thị trường khoảng 150.000đ/kg.

Nếu tính chi phí và số lượng lươn giống hao hụt cùng sự phát triển nhanh từ ao lươn của gia đình anh Thanh, thì mô hình nuôi lươn hứa hẹn cho lãi cao và đang là một nghề đầy triển vọng. Từ kết quả ban đầu qua mô hình nuôi lươn của gia đình mình, anh Thanh đã vận động thêm 04 hộ nông dân khác trong xã thực hiện mô hình nuôi lươn thương phẩm và mỗi hộ thả nuôi được từ 50 – 150kg lươn giống.

Riêng đối với anh Huỳnh Văn Thanh, qua tìm hiểu được biết anh là một nông dân cần cù lao động, luôn tìm tòi học hỏi những mô hình mới để phát triển kinh tế cho gia đình. Anh cũng là một trong những nông dân được bình chọn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện năm 2008 – 2009 và năm nay tiếp tục được xét chọn danh hiệu này.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiểu Cần, Lê Anh Ngãi nói: Với kết quả bước đầu từ mô hình nuôi lươn theo kỹ thuật mới này, thời gian tới Hội Nông dân huyện sẽ tập trung chỉ đạo nhân rộng mô hình ra toàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp hội viên nông dân tăng thu nhập phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết năm 2014 của Hội Nông dân đã đề ra.

Ngoài việc thực hiện mô hình nuôi lươn, anh Thanh còn đang sở hữu 13 công đất ruộng, 07 công đất vườn trồng dừa và 02 máy xới đất. Ngoài thu nhập từ ruộng, vườn, 02 máy xới đất cho thu nhập mỗi năm từ 90.000.000 – 100.000.000 đ. Cuộc sống gia đình anh Huỳnh Văn Thanh hiện nay khá ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

23/08/2011
Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Lúa Nương Sang Ngô Đồi Ở Yên Bái Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Lúa Nương Sang Ngô Đồi Ở Yên Bái

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

29/07/2012
Nuôi Cá Lồng Vượt Quy Hoạch Ở Vụng Nghi Sơn - Tiềm Ẩn Nguy Cơ Dịch Bệnh Nuôi Cá Lồng Vượt Quy Hoạch Ở Vụng Nghi Sơn - Tiềm Ẩn Nguy Cơ Dịch Bệnh

Ban đầu, ở vụng Nghi Sơn thuộc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chỉ có một vài lồng bè nuôi cá theo phương thức nuôi cá nhỏ, vỗ béo. Thấy cá lớn nhanh, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đóng bè thả nuôi, dần lan rộng ra thành phong trào.

03/08/2012
Nuôi Chim Bồ Câu, Thu Nhập “Khủng” Nuôi Chim Bồ Câu, Thu Nhập “Khủng”

Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) là chủ một trang trại bồ câu nổi tiếng ở xã Tân Hạnh Tây, H.Củ Chi (TP.HCM), với lợi nhuận thu về hơn 50 triệu đồng/tháng

01/05/2012
Sản Xuất Lúa Theo VietGAP Sản Xuất Lúa Theo VietGAP

An Điền là một trong 6 xã của huyện Thạnh Phú được dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn - DBRP Bến Tre đầu tư. Từ khi được triển khai thực hiện vào cuối năm 2009 cho đến nay, dự án đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân, nhất là trong việc nâng cao năng lực cho người nghèo. Trong đó, sản xuất lúa theo hướng VietGAP là một trong những mục tiêu mà Ban phát triển xã đang xây dựng, nhằm từng bước cải thiện tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu trước đây, giúp người dân thoát nghèo bền vững theo mục tiêu của dự án DBRP đề ra

23/12/2011