Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng từ mô hình nuôi hươu lấy nhung

Triển vọng từ mô hình nuôi hươu lấy nhung
Ngày đăng: 14/05/2015

Vợ chồng ông Nguyễn Oai, bà Nguyễn Thị Hà ở đội 4, thôn Tích Tường được xem là một trong những gia đình tiên phong nuôi hươu lấy nhung ở xã Hải Lệ. Bà Hà cho biết: “Khoảng năm 2005, xem tivi thấy người ta nuôi hươu lấy nhung hiệu quả cao, lại phù hợp với vùng đồi nên vợ chồng tôi quyết định bán mấy chỉ vàng ra miền Bắc mua một cặp hươu giống, học hỏi thêm cách nuôi, điều trị bệnh thông thường để nuôi.

Cũng nhờ hươu dễ nuôi, ít bị bệnh, nguồn thức ăn lại sẵn có (lá cây, phụ phẩm hoa màu các loại, cỏ…) nên việc nuôi thuận lợi. Đến nay gia đình tôi đã cắt bán được rất nhiều nhung hươu và xuất bán hàng chục con hươu giống, trị giá mỗi con hươu giống hiện tại trên 15 triệu đồng”.

Ông Oai vừa đi cắt cỏ cho hươu về cũng tranh thủ góp chuyện: “Cũng nhờ đàn hươu mà gia đình tôi có nguồn thu nhập khá cao, nuôi được 3 đứa con học hành tới nơi tới chốn. Những năm gần đây tại xã chúng tôi cũng đã có nhiều gia đình khác làm chuồng nuôi hươu lấy nhung”.

Ông Oai cho biết, hươu nuôi sau khi tách mẹ chỉ sau hơn 1 năm là bắt đầu cho lấy nhung. Hiện tại giá một cân nhung là 14 triệu đồng, mỗi năm mỗi con cho từ 7 - 8 lạng, thậm chí hơn 1 kg nhung. “Tính ra, đàn hươu 6 con của gia đình tôi nuôi cũng cho thu nhập gần 100 triệu đồng từ bán nhung/năm, chưa kể bán giống. Trong khi đó công chăm sóc, thức ăn lại đơn giản hơn những con nuôi khác rất nhiều”, ông Oai hồ hởi cho biết thêm.

Được biết, hiện nhu cầu thị trường của nhung hươu cũng như con giống hươu là khá lớn nên đầu ra của loại con nuôi này rất thuận lợi. Nắm bắt nhu cầu này, những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực vận động người dân mạnh dạn phát triển mô hình nuôi hươu để nâng cao hiệu quả kinh tế. Gia đình anh Nguyễn Văn Nhân hiện có 10 con hươu lấy nhung, mỗi năm cũng có nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng từ bán nhung.

Anh Nhân cho biết, mô hình nuôi hươu lấy nhung được gia đình thực hiện cách đây vài năm khi nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. “Chuồng trại thì cũng như nuôi trâu bò thôi, chỉ khác là nuôi hươu phải nhốt hoàn toàn, cứ mỗi con nhốt một ô chuồng. Thức ăn thì tự kiếm quanh vườn, ngoài đồng ruộng. Loài này cũng sinh sản bình thường như trâu, bò, miễn trong đàn có ít nhất một con đực để giao phối. Cũng nhờ nuôi hươu mà mấy năm gần đây kinh tế gia đình tôi khấm khá hẳn lên, thu nhập đều đặn”, anh Nhân vui vẻ nói.

Theo anh Nguyễn Văn Hùng, một trong những gia đình đang nuôi 8 con hươu lấy nhung ở thôn Tích Tường cho biết, nuôi hươu không khó, bởi chúng không kén thức ăn, có khả năng ăn tất cả các loại lá cây, rau và cỏ. Hơn nữa chúng vốn là động vật hoang dã nên sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh, dễ dàng cho việc chăm sóc. “Một con hươu trưởng thành trong một ngày ăn khoảng 5 - 7 kg cỏ, phụ phẩm từ hoa màu hoặc lá cây, vào mùa cắt nhung thì cho chúng ăn thêm từ 300 - 500g tinh bột/ngày (cám gạo hoặc cám ngô) và những loại lá cây có nhiều nhựa như sung, mít, đu đủ… thì chất lượng nhung sẽ tốt hơn.

Nhu cầu nhung hiện rất lớn, hầu hết nhung cắt bán đều đã có khách đặt trước nên không lo đầu ra”, anh Nhân chia sẻ. Qua tìm hiểu, những nông dân nuôi hươu ở xã Hải Lệ cho biết, một năm thường thu nhung một lần chính và một lần phụ. Nhung thu đợt chính từ khi mọc đến khi cắt mất khoảng 50 - 55 ngày (nhung cho chất lượng tốt nhất là khi cao khoảng 22 - 25 cm).

Sau khi cắt đợt 1 thì khoảng 20 - 30 ngày cắt đợt 2 (đợt phụ và gọi là nhung chồi), tuy nhiên lượng nhung thu được ít và tuỳ vào thể trạng, độ tuổi từng con hươu mới cho nhung đợt 2. Khi cắt nhung phải dùng dụng cụ sắc và được khử trùng cẩn thận. Khi cắt đồng thời phải tiến hành cầm máu nhanh để tránh mất sức cho hươu. Sau đó cho hươu ăn bổ sung thêm thức ăn tinh bột để giúp chúng nhanh hồi sức.

Anh Hồ Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Lệ cho biết, hiện toàn xã có 10 mô hình nuôi hươu lấy nhung với tổng đàn khoảng 67 con. Anh cho biết thêm: “Nuôi hươu lấy nhung bắt đầu xuất hiện tại địa phương từ khoảng gần 10 năm nay, tuy nhiên mô hình này chỉ thật sự phát triển mạnh từ khoảng 3 năm nay.

Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc chăn nuôi lại ít tốn chi phí, chăm sóc dễ dàng nên đang được nhiều bà con nông dân địa phương ưa chuộng. Tuy nhiên do giá thành của hươu giống còn khá cao nên hiện chưa có nhiều gia đình tham gia. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích đồng thời tìm các nguồn vốn để hỗtrợ người dân phát triển hơn nữa mô hình chăn nuôi có nhiều triển vọng này”.


Có thể bạn quan tâm

Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản

Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.

24/01/2015
Sẵn Sàng Cho Sản Xuất Vụ Xuân Sẵn Sàng Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...

24/01/2015
Cung Ứng Trên 720 Tấn Vật Tư Cho Sản Xuất Vụ Xuân Cung Ứng Trên 720 Tấn Vật Tư Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

24/01/2015
Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

24/01/2015
Khẩn Trương Chống Hạn Ngay Từ Vụ Đông Xuân Khẩn Trương Chống Hạn Ngay Từ Vụ Đông Xuân

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

24/01/2015