Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Thử Nghiệm Hải Sâm Trắng

Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Thử Nghiệm Hải Sâm Trắng
Ngày đăng: 07/11/2013

Hải sâm trắng là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm, nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt. Trước thực trạng này, vừa qua Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) đã triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng. Bước đầu cho thấy những thành công.

Theo anh Phạm Xuân Hiệu, Phòng Bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Bái Tử Long, chủ nhiệm đề tài thì hiện nay trên thế giới có trên 150 loài hải sâm, trong đó trên 30 loài có thể làm thực phẩm, nhưng chỉ có khoảng 3-5 loài có giá trị kinh tế cao, trong đó, hải sâm trắng (Holothuria scabra) là loài có giá trị cao hơn cả. Năm 2009, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III (Bộ NN&PTNT) chủ trì đề tài cấp Bộ “Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm trắng ở quy mô sản xuất tại một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ”. Thành công của đề tài đã tạo ra một hướng phát triển kinh tế mới cho nghề nuôi trồng thuỷ sản tại nhiều địa phương trong nước.

Theo khảo sát, trước đây, hải sâm trắng xuất hiện nhiều trên vùng biển Vịnh Bái Tử Long, đặc biệt là ở vùng biển thuộc các xã Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen, Quan Lạn. Tuy nhiên, do việc khai thác quá mức của người dân nên hiện nay, loài hải sản này đã cạn kiệt. Vì vậy, việc nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, việc nghiên cứu nuôi thành công loại hải sản này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Đề tài khoa học này được triển khai thực hiện trong thời gian 24 tháng, từ tháng 1-2012 đến tháng 12-2013 với quy mô 4,3 vạn con giống trên diện tích thả nuôi 3ha. Sau hơn 18 tháng thả nuôi, đề tài khoa học nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng đã cho kết quả khả quan, mở ra triển vọng mới trong việc nhân rộng mô hình. Toàn bộ 4,3 vạn hải sâm giống đều có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III với kích cỡ bình quân từ 2-5 gam/con nay đã đạt trọng lượng bình quân 200 gam/con; tỷ lệ sống đạt 50-60%. Theo anh Hiệu thì tỷ lệ sống đạt bình quân 50-60% là do ngay từ khi xuống giống, do con giống bé trong điều kiện sóng biển lớn, nên nhiều con chưa có khả năng thích nghi. Cùng với đó, các đối tượng địch hại, nhất là các loài giáp xác cũng khiến cho tỷ lệ sống của hải sâm giảm đáng kể. Hiện tại, trong quá trình kiểm tra, chưa phát hiện dịch bệnh đối với hải sâm. Đến nay, có thể khẳng định đề tài đã đạt được một số mục tiêu nhất định như, khẳng định khả năng sinh trưởng, phát triển của hải sâm trắng tại vùng biển Vịnh Bái Tử Long và bước đầu xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nuôi hải sâm trắng phục vụ cho nuôi thương phẩm.

Hải sâm trắng có thể nuôi theo 3 phương thức: Nuôi trong bể cố định ở đáy biển, độ sâu 1,5m nước; nuôi trong rào chắn, rào được thiết kế ở vùng nước nông, sạch trong vùng vịnh và phương thức nuôi hải sâm trắng kết hợp nuôi tôm. Hải sâm trắng là loài ăn chất hữu cơ, nên khi thức ăn nuôi tôm thừa và phân tôm là những chất hữu cơ gây ô nhiễm đáy ao và vùng nuôi, những sản phẩm hữu cơ dư thừa này từ đáy ao nuôi tôm là nguồn thức ăn cung cấp cho hải sâm.

Từ thành công bước đầu của đề tài nuôi thử nghiệm hải sâm trắng tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long đã mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi hải sâm tại vùng biển Vân Đồn nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở nào ương và nuôi hải sâm trắng thương phẩm, nên cũng là khó khăn cơ bản cho việc nhân rộng mô hình theo hình thức nuôi thương phẩm. Cũng từ khó khăn này mà anh Phạm Xuân Hiệu lại tiếp tục nảy sinh ý tưởng về một dự án chuyển giao công nghệ quy trình sản xuất giống hải sâm trắng của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III về Quảng Ninh, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, từ đó phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Tập Đoàn Cao Su VN Gây Thiệt Hại Hàng Trăm Tỉ Đồng Tập Đoàn Cao Su VN Gây Thiệt Hại Hàng Trăm Tỉ Đồng

Kết thúc cuộc thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp cao su VN (VRG) và một số đơn vị thành viên giai đoạn 2005 - 2011, Thanh tra Chính phủ đề nghị cơ quan chức năng xử lý nhiều sai phạm nghiêm trọng.

06/11/2014
Agro Viet 2014 Sẽ Có Nhiều Sự Kiện Quan Trọng Agro Viet 2014 Sẽ Có Nhiều Sự Kiện Quan Trọng

Trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 Agro Viet 2014 ( từ ngày 14 – 17/11/2014), sẽ diễn ra hai hội nghị với nhiều nội dung quan trọng, gồm Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp và Hội nghị giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.

06/11/2014
Việt Nam Tham Dự Phiên Họp Lần Thứ 50 Hội Đồng Tổ Chức Gỗ Nhiệt Đới Quốc Tế Việt Nam Tham Dự Phiên Họp Lần Thứ 50 Hội Đồng Tổ Chức Gỗ Nhiệt Đới Quốc Tế

Tham dự phiên họp có đại diện 69 quốc gia thành viên và hơn 50 tổ chức là quan sát viên từ các quốc gia muốn trở thành thành viên ITTO trong tương lai, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ và khu vực tư nhân liên quan đến quản lý rừng và thương mại lâm sản.

06/11/2014
Hàng Loạt Sai Phạm Kinh Doanh Thuốc BVTV Hàng Loạt Sai Phạm Kinh Doanh Thuốc BVTV

Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang, cho biết: Tính từ đầu năm đến nay với 25 đợt công tác thanh, kiểm tra liên ngành liên quan đến thuốc BVTV trên địa bàn, phát hiện hành vi vi phạm 40 trường hợp, trong đó có 28 trường hợp vi phạm về nhãn hàng hóa và không có giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV. Đã xử phạt hành chính 84.600.000 đồng.

06/11/2014
Quảng Nam Phát Hiện 968 Vụ Liên Quan Đến Phá Rừng Quảng Nam Phát Hiện 968 Vụ Liên Quan Đến Phá Rừng

Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 968 vụ, khởi tố 27 vụ án hình sự, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 9,7 tỷ đồng. Đồng thời đã tổ chức hơn 298 lượt tuần tra, truy quét về khai thác khoáng sản trái phép có xâm hại đến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

06/11/2014