Triển Vọng Từ Cây Macca

Hiện nay, 1 ha Macadamia (còn gọi là Macca) đem lại thu nhập từ 2.000- 3.000 USD cho nông dân (15USD/kg). Đây là mức thu nhập khá cao so với việc canh tác nhiều loại cây khác.
Trồng cây Macadamia được đánh giá là một triển vọng làm giàu mới cho nông dân vùng Tây Bắc và Tây Nguyên ở nước ta.
Ngày 8/7, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông lâm nghiệp Thành Tây tổ chức hội thảo giới thiệu về loại cây trồng này.
Theo đó, Maca là loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao, được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển. Australia là nước đầu tiên trồng, kế tiếp là Mỹ, Nam Phi, Brazil và Kenya. Sau gần 20 năm phát triển, Kenya và Nam Phi đã đạt mức tăng trưởng ngoạn mục với sản lượng hàng chục nghìn tấn hạt/năm, do chi phí nhân công rẻ và điều kiện tự nhiên tốt cũng như có quỹ đất lớn.
Các dự báo thị trường gần đây đều cho rằng giá nhân Macca sẽ còn tăng mạnh trong tương lai. Với giá bán như hiện nay, 1ha Macca mang tới thu nhập từ 2.000-3.000USD cho nông dân (15 USD/kg). Trong sản xuất thức ăn, giá trị có thể gấp 3 lần và trong sản xuất mỹ phẩm, giá trị sẽ tăng lên 20 lần, tương đương với gần 280 USD/kg.
Mặc dù vậy, việc mở rộng diện tích trồng Macca lại là vấn đề không đơn giản do loại cây này yêu cầu thổ nhưỡng và khí hậu khá đặc biệt. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một quốc gia giàu tiềm năng với 2 vùng thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây Macca ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Trên thực tế, ở nước ta, việc đầu tư trồng cây Macca được triển khai từ năm 2012 với Dự án Macca Điện Biên. Đến nay có hơn 4.000ha cây Macca ở Điện Biên đã bắt đầu ra hoa, bói trái. Nông dân ở một số địa phương khác như Thanh Hóa, Đắk Lắk cũng đã thử trồng loại cây này với mục tiên phát triển kinh tế gia đình và bước đầu đã cho thu hoạch tốt.
Đặc biệt, Nghị định 210/2013/NĐ-CP đã có cơ chế khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đầu tư trồng cây Macca với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha bằng tiền ngân sách đối với các dự án từ 50ha trở lên; hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống quy mô 500.000 cây giống/năm.
Có thể bạn quan tâm

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Vụ chiêm xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh gieo cấy 8.273ha, đạt 98,25% kế hoạch. Để đảm bảo nước tưới cho lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cung cấp nguồn nước, kịp thời cho cây lúa.

Không chỉ có vậy, trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp tại miền Trung nói chung và Việt Nam nói riêng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các thương lái nước ngoài, khi họ trực tiếp đến các cảng cá thu mua nguyên liệu mà hoàn toàn không chịu thuế.