Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Cây Macca

Triển Vọng Từ Cây Macca
Ngày đăng: 11/07/2014

Hiện nay, 1 ha Macadamia (còn gọi là Macca) đem lại thu nhập từ 2.000- 3.000 USD cho nông dân (15USD/kg). Đây là mức thu nhập khá cao so với việc canh tác nhiều loại cây khác.

Trồng cây Macadamia được đánh giá là một triển vọng làm giàu mới cho nông dân vùng Tây Bắc và Tây Nguyên ở nước ta.

Ngày 8/7, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông lâm nghiệp Thành Tây tổ chức hội thảo giới thiệu về loại cây trồng này.

Theo đó, Maca là loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao, được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển. Australia là nước đầu tiên trồng, kế tiếp là Mỹ, Nam Phi, Brazil và Kenya. Sau gần 20 năm phát triển, Kenya và Nam Phi đã đạt mức tăng trưởng ngoạn mục với sản lượng hàng chục nghìn tấn hạt/năm, do chi phí nhân công rẻ và điều kiện tự nhiên tốt cũng như có quỹ đất lớn.

Các dự báo thị trường gần đây đều cho rằng giá nhân Macca sẽ còn tăng mạnh trong tương lai. Với giá bán như hiện nay, 1ha Macca mang tới thu nhập từ 2.000-3.000USD cho nông dân (15 USD/kg). Trong sản xuất thức ăn, giá trị có thể gấp 3 lần và trong sản xuất mỹ phẩm, giá trị sẽ tăng lên 20 lần, tương đương với gần 280 USD/kg.

Mặc dù vậy, việc mở rộng diện tích trồng Macca lại là vấn đề không đơn giản do loại cây này yêu cầu thổ nhưỡng và khí hậu khá đặc biệt. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một quốc gia giàu tiềm năng với 2 vùng thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây Macca ở Tây Bắc và Tây Nguyên. 

Trên thực tế, ở nước ta, việc đầu tư trồng cây Macca được triển khai từ năm 2012 với Dự án Macca Điện Biên. Đến nay có hơn 4.000ha cây Macca ở Điện Biên đã bắt đầu ra hoa, bói trái. Nông dân ở một số địa phương khác như Thanh Hóa, Đắk Lắk cũng đã thử trồng loại cây này với mục tiên phát triển kinh tế gia đình và bước đầu đã cho thu hoạch tốt.

Đặc biệt, Nghị định 210/2013/NĐ-CP đã có cơ chế khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đầu tư trồng cây Macca với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha bằng tiền ngân sách đối với các dự án từ 50ha trở lên; hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống quy mô 500.000 cây giống/năm.


Có thể bạn quan tâm

Thành công nhờ liên kết trong sản xuất Thành công nhờ liên kết trong sản xuất

5 năm qua, hàng ngàn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, Khánh Hòa được đánh giá là một trong số ít tỉnh huy động và sử dụng vốn Quỹ HTND hiệu quả nhất nước.

14/09/2015
Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015
Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

14/09/2015
Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu

15 năm về trước, kinh tế gia đình anh Nguyễn Thành Nga (thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) rất khó khăn, tình cảnh “ăn sáng lo trưa”. Gia đình anh chỉ khá lên kể từ khi anh vay được nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc để làm ăn.

14/09/2015