Triển vọng từ cây dứa Cayenne

Dứa Cayenne có nguồn gốc từ Lâm Đồng, được nông dân Khánh Vĩnh gây trồng đã khá lâu. Ông Trần Nhãn (thôn Ngã Hai, xã Khánh Phú) cho biết, thấy giống dứa này thơm, ngon, nên ông gom nhặt giống đem về trồng, số lượng khoảng 5.000 gốc. Đến nay, vườn dứa đã đến độ thu hoạch. Ông Nhãn trồng dứa xen với chuối, sả để lấy ngắn nuôi dài. Với đất rẫy như Khánh Vĩnh, cách trồng này có ưu thế hơn hẳn trồng chuyên canh bởi giảm được cỏ dại, cho thu nhập đồng thời của nhiều loại cây.
Theo ông Nhãn, dứa Cayenne dễ trồng, chỉ cần đất ẩm là cây lên nhanh, không cần bỏ phân, xịt thuốc. Cây dứa sau 8 đến 12 tháng có thể cho trái, quả nặng từ 1,5 - 4kg. Hiện tại, giá thu mua của thương lái tại vườn là 5.000 đồng/kg, nếu đưa tới các chợ lớn ở TP. Nha Trang có giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Với 1ha dứa xen canh, ông Nhãn thu được khoảng 20 triệu đồng và dự kiến còn thu thêm 40% nữa (tương ứng khoảng hơn 30 triệu đồng/ha). Đó là chưa kể nguồn thu từ cây sả, chuối và chồi giống dứa với giá hiện nay là 2.500 đồng/chồi.
Theo ông Lưu Nguyên - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Vĩnh, dứa Cayenne du nhập vào Lâm Đồng từ rất lâu và được canh tác tại thị trấn Dran - Đơn Dương. Cây trồng này phát triển tốt trên nhiều loại đất, cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn. Vì thế, dứa Cayenne là cây đặc thù của vùng Đơn Dương, đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Dứa Cayenne Đơn Dương” và được UBND tỉnh Lâm Đồng ủy quyền cho huyện Đơn Dương quản lý, sử dụng nhãn hiệu này.
Được biết, Khánh Vĩnh giáp Lâm Đồng, có nhiều thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển loại dứa này, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, vốn đầu tư không cao. Thời gian qua, người dân các xã: Liên Sang, Khánh Thượng, Khánh Phú đã mang giống dứa Cayenne về trồng cho quả to 3 - 5kg/quả (vùng Đơn Dương - Lâm Đồng bình quân 1,5kg/quả), hình dáng quả đẹp, chất lượng thơm ngon, không đủ cung cấp cho thương lái.
Hiện huyện Khánh Vĩnh đã đề xuất với tỉnh xây dựng mô hình phát triển loại dứa này. Huyện nghiên cứu 2 giống khác nhau tại Đơn Dương và Khánh Vĩnh, xây dựng 2 mô hình thực tế tại các xã Khánh Thượng và Sông Cầu theo phương thức trồng hàng kép, mỗi mô hình có diện tích 5.000m2, trồng 2 giống có xuất xứ khác nhau để kiểm chứng. Theo ông Nguyên, các số liệu thu thập từ mô hình cho thấy, với suất đầu tư dự kiến cho năm đầu 100 triệu đồng/ha, có đầu ra cho sản phẩm, giá cả ổn định thì đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần được phát huy, nhân rộng trong thời gian tới.
Được biết, hiện đề tài đã được Hội đồng tư vấn chuyên ngành xét tuyển và thống nhất cho phép triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Trong môi trường tự nhiên cá cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Để hạn chế sự gây hại này, ông Công chế ra một loại hỗn hợp khá đặc biệt, đó là nắn một cục đất sét độ khoảng bằng nắm tay có trộn với vôi bột, muối, dầu mazut. Sau đó nhét 1 gói Soffell diệt muỗi có cắt miệng sẵn đặt ở giữa và đưa vào trong túi nhựa có vài lỗ nhỏ xung quanh, mỗi lồng bè có thể treo từ 5 - 7 túi

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là đến vụ thu hoạch sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) nhưng tại các nhà vườn trồng sầu riêng, năng suất rất thấp, chỉ bằng 30 - 40% so với mọi năm. Ảnh hưởng của cơn bão số 1, thời tiết nhiều mưa và vụ sầu riêng năm ngoái kéo dài là những nguyên nhân gây mất mùa sầu riêng năm nay. Dự báo, sản lượng sầu riêng năm nay sẽ thấp và giá cả sẽ nâng lên.

Giá heo hơi ở các tỉnh ĐBSCL đang giảm thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ chăn nuôi lao đao. Tại Tiền Giang, đến chiều 2-4, giá heo hơi chỉ còn 4 - 4,2 triệu đồng/tạ, thậm chí có nơi như huyện Chợ Gạo chỉ còn 3,8 triệu đồng/tạ nhưng kêu bán rất khó.
-6109141.jpg)
Lũ năm 2000 đạt 5,08 m, là đỉnh cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long tính đến nay. Bộ trưởng Nông nghiệp nông thôn Cao Đức Phát trong chuyến khảo sát thực địa tại hai tỉnh An Giang - Đồng Tháp vài ngày trước cũng cho rằng lũ năm nay có thể vượt mức báo động 5, bằng hoặc cao hơn đỉnh lũ 2000

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.