Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Phát Triển Cây Cam, Quýt

Triển Vọng Phát Triển Cây Cam, Quýt
Ngày đăng: 13/08/2011

Sở Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả trung ương tiến hành đề tài "Nghiên cứu chất lượng đặc thù, điều kiện tự nhiên của vùng trồng quýt",  đây là bước tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại cây trồng này. 
Hiện nay đề cương của đề tài đã được Hội đồng khoa học và UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trong năm 2011 đến 2012, mở ra cơ hội phát triển cho cây cam, quýt trên địa bàn...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 1.000 ha cây cam, quýt tập trung tại các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn và Ba Bể, trong đó trữ lượng lớn nhất tập trung tại huyện Bạch Thông với diện tích khoảng 700 ha. Trước đây cam, quýt địa phương chỉ phát triển tự nhiên chưa được đầu tư chăm sóc nên chất lượng không đều, người nông dân chủ yếu trồng để dùng trong gia đình, có bán thì cũng chỉ là tại các chợ xã. 
Nhận thấy đây là loại cây trồng phù hợp với khí hậu, đất đai của những địa phương này, nên Bắc Kạn đã quan tâm đầu tư để đưa cây cam, quýt trở thành cây trồng thế mạnh của tỉnh. Trong đó ưu tiên đưa khoa học kỹ thuật mới vào các vùng trồng quýt. Nếu trước đây để nhân giống, nông dân chỉ dùng biện pháp chiết cành truyền thống. Thì nay khoa học kỹ thuật đã giúp bà con chọn tạo giống tốt, chọn cây tốt để làm cây đầu dòng, áp dụng kỹ thuật ghép mắt, ghép cành và kỹ thuật vi ghép. Vì vậy hệ số nhân giống nhanh hơn, chất lượng cam, quýt cao hơn. Nhờ có kỹ thuật này mà diện tích cam, quýt ngày càng được mở rộng, đem lại năng suất và giá trị kinh tế.

Huyện Bạch Thông là địa phương có diện tích cam, quýt lớn nhất. Những năm qua được đầu tư quan tâm về giống, khoa học kỹ thuật, cơ chế khuyến khích từ các dự án, đề án của tỉnh nên diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên theo từng năm. Cụ thể, năm 2007 diện tích cam, quýt của huyện là 440 ha, diện tích cho sản phẩm là 130 ha, sản lượng đạt 525 tấn. Năm 2009 tổng diện tích là 686 ha, diện tích cho thu hoạch là 477 ha, sản lượng đạt 1.715 tấn, đạt giá trị 13,7 tỷ đồng. Năm 2010 sản lượng đạt 1.755 tấn, giá trị đạt trên 14 tỷ đồng. 
Tính chung trên địa bàn tỉnh thì hằng năm sản lượng quýt đạt khoảng vài nghìn tấn. Nhiều gia đình thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng mỗi vụ, từ đó không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Nhờ có tiến bộ kỹ thuật mà chất lượng cam, quýt ngày càng được khẳng định, theo đánh giá cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn có mùi vị đặc trưng, ngon, quả to đều, mẫu mã đẹp, độ chua vừa phải, giàu vitamin C, tốt cho sức khoẻ và là sản phẩm đặc thù không lẫn với bất kỳ giống quýt nơi nào khác. 
Hiện nay quýt thương phẩm của Bắc Kạn đã được xuất bán đi thị trường các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội. Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, sự nhìn nhận, đánh giá, khai thác đúng tiềm năng của tỉnh.

Trên cơ sở diện tích cam, quýt ngày càng được mở rộng, chất lượng được khẳng định, sản lượng lớn nên việc quảng bá thương hiệu là rất cần thiết. Vì vậy Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả trung ương triển khai nghiên cứu, xác định các tính chất, chất lượng đặc thù của cam, quýt Bắc Kạn và điều kiện tự nhiên của các vùng trồng quýt để đề nghị cấp chỉ dẫn địa lý cho cây cam, quýt. 
Hiện nay đề cương của Đề tài này đã được Hội đồng khoa học và UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện từ năm 2011 đến năm 2012. Đồng chí Đỗ Tuấn Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng: Để cây cam, quýt của Bắc Kạn được cấp chỉ dẫn địa lý thì trước hết, người trồng quýt phải nhận thức sâu sắc đây là sản phẩm của quốc gia, của tỉnh. Do đó phải làm thế nào để chất lượng cam, quýt ngày càng nâng cao, mẫu mã đẹp, quả đồng đều. Muốn làm được như vậy phải áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư công chăm sóc, phải thay đổi tập quán canh tác cũ, tập trung trồng thâm canh và đầu tư chăm sóc, bón phân, đốn tỉa, phòng trừ sâu bệnh.

Hy vọng với nhiều nỗ lực từ phía tỉnh và người nông dân, năm 2012 cây cam, quýt của Bắc Kạn sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, mở ra cơ hội phát triển cho loại cây trồng đặc sản thế mạnh của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thả Nuôi Hơn 28.000 Ha Cua Biển Ở Kiên Giang Thả Nuôi Hơn 28.000 Ha Cua Biển Ở Kiên Giang

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

24/05/2012
Người Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở Xã Phương Viên Người Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở Xã Phương Viên

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

26/05/2012
Mở Rộng Diện Tích Cây Vải Lên 35.000ha Ở Bắc Giang Mở Rộng Diện Tích Cây Vải Lên 35.000ha Ở Bắc Giang

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

27/05/2012
Chấn Chỉnh Nuôi Tôm Ngoài Quy Hoạch Ở Bình Định Chấn Chỉnh Nuôi Tôm Ngoài Quy Hoạch Ở Bình Định

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

29/05/2012
Nuôi Ong Mật Trong Vườn Dừa Ở Bến Tre Nuôi Ong Mật Trong Vườn Dừa Ở Bến Tre

Về thăm Phú Khánh, một trong những xã đạt hiệu quả kinh tế cao của huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chúng tôi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc của đời sống người dân nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà tường khang trang xen lẫn những ao cá, vườn dừa xanh mướt.

30/05/2012