Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bậc Cao

Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Bậc Cao
Ngày đăng: 29/06/2013

Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.

Tên gọi nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” do người dân địa phương đặt ra dành riêng cho mô hình nuôi tôm của ông Lưu Xuân Mộc, vì cách nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông có nhiều điểm mới.

Cách cải tạo vuông tôm của ông Lưu Xuân Mộc như cách nuôi truyền thống, tức là không ủi đầm mà đào mương như cách nuôi quảng canh cải tiến. Điểm khác là tất cả bờ bao vuông tôm, ông đều dùng tấm cao su tấn xung quanh không cho mọi rò rỉ, giữ được mức nước trên mặt vuông ổn định 0,7 m, dưới mương 1,6 m.

Mật độ thả tôm giống từ 7 đến 10 con/m2, cao hơn mật độ nuôi quảng canh cải tiến thông thường. Sau khi tôm được nuôi gần 2 tháng, ông dùng quạt tạo ô-xy như cách nuôi công nghiệp.

Với cách làm đặc biệt này mà trong 5 năm qua (từ khi bắt đầu nuôi tôm đến nay), vuông tôm của ông đều cho thu hoạch khá. Trong năm qua, ông thu hoạch trên 1,1 tỷ đồng trong một vụ nuôi tôm với diện tích 2 ha, trừ chi phí ông còn lãi trên 450 triệu đồng, năng suất bình quân 6 tấn/ha.

Riêng trong năm 2011, ông thu hoạch tôm năng suất đạt 7,5 tấn/ha, cao hơn nhiều so với tôm nuôi công nghiệp. Vì có một số cải tiến trong cách nuôi mà từ trước đến nay ông chưa thất bại vụ nào.

Ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch UBND xã Hoà Tân, cho biết: “UBND xã đã chỉ đạo nhân rộng mô hình của ông Lưu Xuân Mộc trong toàn xã. UBND xã mời trưởng ấp, cũng như hội nông dân các ấp đến để tham quan mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến học hỏi, sau đó về triển khai lại cho bà con nông dân để thực hiện trong thời gian tới”

Trong năm 2013 này, ông Mộc thả nuôi tôm với diện tích 5 ha theo hình thức quảng canh cải tiến. Trong đó, có 2 ha tôm nuôi trên 3 tháng, đạt khoảng 70 con/m2 đang phát triển tốt, hứa hẹn vụ nuôi này chắc chắn sẽ thành công.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” của ông Lưu Xuân Mộc nguồn đầu tư ít, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều nông dân có đất nhưng vốn ít. Đây là mô hình cần được nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Trang trại lợn, gà rừng hữu cơ lớn nhất Việt Nam Trang trại lợn, gà rừng hữu cơ lớn nhất Việt Nam

Với quy mô chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng bằng thức ăn tự nhiên, cùng việc chữa bệnh cho vật nuôi bằng cây thuốc nam, trang trại lợn rừng NTC của Công ty cổ phần Phát triển KHKT NTC Việt Nam (NTC) là trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam.

23/10/2015
Phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thua trên sân nhà Phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thua trên sân nhà

Miền núi, trung du hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, song giá trị mà lĩnh vực này đem lại còn quá khiêm tốn so với kỳ vọng của các địa phương. Làm thế nào để thoát khỏi nền lâm nghiệp nhỏ lẻ, tụt hậu để đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành lân cận luôn là vấn đề đặt ra.

23/10/2015
Loay hoay tìm cây trồng chủ lực Loay hoay tìm cây trồng chủ lực

Nhiều năm qua nền nông nghiệp của Điện Bàn vẫn có những bước tiến tích cực, nhưng để tìm được một cây trồng chủ lực, đặc trưng của địa phương nhằm tạo dựng thương hiệu thì vẫn là một bài toán khó.

23/10/2015
Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất

Tổng kết Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Nam Trà My, từ năm 2011 - 2014, tổng nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư cho huyện hơn 4,2 tỷ đồng.

23/10/2015
Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020 Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020

Chiều 21.10, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chủ trì cuộc họp nghe Sở NN&PTNT báo cáo về quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

23/10/2015