Triển Vọng Nuôi Cá Lăng Chấm Trong Ao

Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Điện Biên phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên triển khai dự án khoa học "Ứng dụng Công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao".
Dự án thực hiện trong 2 năm (2013 - 2014) với tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng. Dự án được hỗ trợ 100% con giống, công lao động và chỉ đạo kỹ thuật; 50% chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh, vật tư thực hiện dự án.
Cá giống lúc thả có kích cỡ 12 – 15 cm/con, trọng lượng trung bình 25 – 30 g/con; mật độ thả 1 con/m2. Sau 2 tháng thả giống, đến nay tỷ lệ sống đạt trên 95%; trọng lượng trung bình đạt 53,3 gam/con, cá lăng chấm bước đầu phát triển tốt, không mắc dịch bệnh.
Ông Bạc Cầm Khuyên, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Việc triển khai dự án ban đầu rất khả quan. Cá lăng chấm thích hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện nuôi trồng tại Trung tâm. Việc áp dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm sẽ góp phần đưa thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào tập đoàn cá nuôi nước ngọt trên địa bàn tỉnh vốn còn nghèo nàn về đối tượng nuôi.
Đặc biệt, lăng chấm là cá da trơn có chất lượng cao nên có thể xem xét việc xuất khẩu loài cá này khi sản xuất với số lượng lớn. Được biết, hiện nay nhu cầu cá lăng chấm tiêu thụ trong nước rất lớn. Cá lăng chấm thương phẩm có trọng lượng 1 - 1,5 kg/con có thể được bán với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg.
Dự án thành công sẽ chuyển giao quy trình nuôi cho người dân, nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi vừa tạo việc làm, mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, tạo việc làm cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ việc trồng mía kém hiệu quả, nhiều nông dân ở các xã như Hiệp Hưng, Long Thạnh, Tân Phước Hưng (Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã chuyển đổi từ trồng mía sang trồng cây sương sáo.

Toàn huyện Điện Bàn trồng trên 450 ha ớt. Mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng niềm vui, tiếng cười rôm rả của những hộ trồng ớt vang lên đầu làng cuối ngõ. Với những chuyến xe của thương lái từ nơi khác về đây mua và vận chuyển ớt.

Ba nhà cung ứng phân bón cho Cty Anh Trang, ở phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều khẳng định phân của họ cung cấp là phân chính hãng.

Hiện nay, tại khu vực biên giới Tịnh Biên (An Giang) mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa từ phía Campuchia nhập vào An Giang bằng đường tiểu ngạch để tiêu thụ.

Anh Lê Quang Anh, một nông dân trồng Atisô ở Thái Phiên cho biết, atisô chỉ được giá vào tháng 6, tháng 7 (mùa nghịch). Còn lại, giá cao nhất dịp trước Tết cũng chỉ đạt 50.000 đ/kg. Hiện giá atisô đang xuống và sẽ còn xuống nữa. Do vậy nhà vườn chỉ thu hoạch atisô khô cung cấp thị trường dược liệu. Hiện giá bông atisô khô bán được 300.000 đ/kg. Để có 1 kg bông atisô khô phải cần 7 kg atisô tươi.