Triển Vọng Nghề Nuôi Hàu Bằng Bè Trên Sông

Qua học hỏi kinh nghiệm các mô hình nuôi hàu ở các tỉnh ven biển, anh Nguyễn Văn Thiệu đã về quê (khóm 5, Thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đầu tư nuôi hàu bằng bè trên sông nhằm tăng thu nhập cho gia đình.
Đến nay, sau hơn một năm áp dụng, anh Thiệu đã đạt được thành công bước đầu, và thu hút sự quan tâm của người dân đến tham quan, học hỏi cách làm, đây là cơ hội mở ra hướng làm kinh tế mới tại địa phương.
Ban đầu anh đầu tư hơn 150 triệu đồng để đóng bè, mua giá thể để nuôi hàu thương phẩm trên sông. Bè nuôi hàu của gia đình có diện tích 270 m2 (dài 45 m, rộng 6 m), giá thể là những tấm tole xi măng để ấu trùng hàu bám vào, sinh trưởng và phát triển (nguồn con giống có sẵn trong tự nhiên).
Sau khi chuẩn bị bè và giá thể, anh tiến hành đưa 1.200 giá thể xuống bè, mỗi tấm giá thể hai đầu có dây để treo vào khung sắt. Hơn 1 năm chăm sóc, anh đã thu hoạch hàu lứa đầu với 80 tấm giá thể, thu về gần 40 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của anh Thiệu, thời gian đưa giá thể xuống bè nuôi thích hợp nhất là từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng 3 vì đây là thời điểm ấu trùng hàu trong môi trường tự nhiên nhiều nhất trong. Bên cạnh đó, việc chọn vị trí nuôi hàu là rất quan trọng: Bè nuôi hàu nên neo ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn từ 20 đến 30ppt, độ pH từ 7,5 đến 8,5; nguồn nước sạch, có dòng chảy nhẹ, có nhiều sinh vật phù du. Bè nuôi phải đảm bảo ngập nước khi nước ròng.
Sau hơn 1 năm đầu tư nuôi hàu, nhận thấy được hiệu quả kinh tế từ loài thủy đặc sản này, anh tiếp tục đầu tư hơn 40 triệu đồng để làm mới 1 bè và hơn 1.000 giá thể để nuôi thử nghiệm hàu trong ao.
Anh Thiệu chia sẻ, tiềm năng phát triển nuôi hàu thương phẩm tại địa phương là rất lớn, cần được quan tâm đầu tư khai thác, vừa tận dụng được nguồn hàu giống trong tự nhiên, cũng như khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước trên các cửa sông, cửa biển.
Mô hình nuôi hàu của anh Thiệu có hiệu quả đã thu hút sự quan tâm của bà con xung quanh, nhiều hộ dân ở địa phương đã đến tham quan, học tập cách làm.
Với nhiều ưu điểm như kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, không cần đầu tư con giống, thức ăn, vừa dễ nuôi, lại cho thu nhập cao, nghề nuôi hàu thương phẩm bằng bè trên sông đang mở ra một triển vọng mới, phát triển kinh tế gắn với phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn, góp phần giảm nghèo, giải quyết lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…

Trong 2 ngày 5 và 6/9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành thả rạn nhân tạo tại vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và Quỳnh Long, Quỳnh Lưu.
Bức xúc trước tình trạng nước thải ô nhiễm của các nhà máy xả trực tiếp ra sông làm chết cá, người nuôi cá mang cá chết đến đổ tại doanh nghiệp.

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.