Triển vọng nghề nuôi cá sấu

Chính vì thế mà nhiều hộ bắt đầu chú trọng đến nghề nuôi cá sấu.
Cá sấu là loài động vật hoang dã, Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, sử dụng. Tuy nhiên, nếu nuôi tại hộ gia đình vì mục đích thương phẩm vẫn được Nhà nước cho phép, phải đặt dưới sự quản lý cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
Cá sấu rất dễ nuôi, chỉ cần vệ sinh chuồng hằng ngày và cho ăn định kỳ.
Chính sự cho phép của Nhà nước, nhiều hộ nông dân tại TP Cà Mau đã chú trọng đến đối tượng vật nuôi này. Anh Nguyễn Thế Sơn, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, nuôi cá sấu đem lại thu nhập cao cho gia đình. Anh Nguyễn Thế Sơn cho biết: “Năm 2013, tôi đi tham quan học hỏi ở tỉnh Sóc Trăng rồi về nuôi 50 con. Trong thời gian 20 tháng nuôi còn được 41 con, thu nhập 130 triệu đồng. Năm nay tôi mở rộng ra nuôi 150 con”.
Cá sấu rất dễ nuôi, chỉ cần chuồng xây có rào chắn xung quanh thì thả nuôi. Thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp. Chăm sóc hằng ngày chỉ là vệ sinh chuồng. Cá sấu sống rất khoẻ, ít bị dịch bệnh. Qua nghiên cứu học hỏi khắp nơi và trong gần 3 năm nuôi cá sấu, anh Nguyễn Thế Sơn tích luỹ nhiều kinh nghiệm, đủ để nuôi những vụ cá sấu liên tiếp thành công.
Anh Sơn chia sẻ, muốn nuôi cá sấu, trước tiên phải xây chuồng, cho đội kiểm lâm khảo sát chuồng. Xong rồi lấy con giống về, lấy giấy chứng nhận nguồn gốc con giống, nộp vào Chi cục Kiểm lâm để đơn vị cấp phép chăn nuôi. Ðược giấy chứng nhận nuôi cá sấu, tức là nuôi cá sấu hợp pháp, khi bán, sản phẩm cũng không bị thương lái ép giá nữa.
Ông Mã Thành Hân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, anh Nguyễn Thế Sơn đầu tư từ nuôi trăn, nuôi cá bống tượng, cá chình, đến nuôi cá sấu. Và việc nuôi cá sấu của anh Sơn đạt hiệu quả. Tới đây, Hội Cựu chiến binh xã sẽ phát động trong hội viên nhân rộng đối tượng nuôi này để hội viên cùng nhau phát triển kinh tế gia đình”.
Với chính sách thông thoáng của Nhà nước, đầu ra sản phẩm ổn định và cùng với học hỏi kinh nghiệm từ anh Nguyễn Thế Sơn, hiện nay tại ấp 5, xã Tân Thành đã có 7 hộ nuôi cá sấu.
Xã Tân Thành là cái nôi của mô hình nuôi cá bống tượng, cá chình. Và nay, với đối tượng nuôi là cá sấu cũng mở ra nhiều triển vọng để bà con nông dân lựa chọn chăn nuôi kết hợp, đa dạng vật nuôi, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình
Có thể bạn quan tâm

Dân số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...

Ngoài ra, mục đích của dự án cũng hướng tới nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chính quyền địa phương về biến đổi khí hậu như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do giảm đốt rơm rạ, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hạn hán do trồng trên vĩ tre và nằm trong nhà….

Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.

Như vậy so với đầu vụ năm 2014, giá điều hiện cao hơn 7 ngàn đồng/kg. Cũng theo ông Chinh, mặc dù có nhuận một tháng, nhưng vụ điều năm nay vẫn trễ và kéo dài hơn so với các năm trước do thời tiết lạnh khiến cây điều trổ bông muộn. Đến nay mới một số ít vườn điều có trái chín ít, phần lớn các vườn đang trong giai đoạn trổ bông.

Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được hơn 10.000ha mía của niên vụ 2015 - 2016, trong đó, huyện Phụng Hiệp (địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh) đã xuống giống được hơn 7.200ha, diện tích còn lại được phân bổ ở thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện mía trong giai đoạn từ mới trồng đến gần 3 tháng tuổi và đang phát triển tốt.