Triển Vọng Mới Từ Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Toàn Đực

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.
Vì vậy, nhiều hộ đã tìm đến trung tâm giống của các tỉnh lân cận với hy vọng sẽ tìm được nguồn giống tốt. Tại Trung tâm Giống An Giang, sau khi được giới thiệu và tìm hiểu kỹ về giống tôm toàn đực, được sản xuất theo công nghệ mới, một số hộ nuôi tôm đã mạnh dạn đưa giống tôm này vào nuôi thử nghiệm. Bước đầu giống tôm toàn đực cho kết quả khả quan.
Ông Nguyễn Văn Sĩ ngụ xã Tân Mỹ (Lấp Vò) có 2ha đất nuôi tôm. Tháng 3/2013, ông mua 100.000 con tôm giống toàn đực tại Trung tâm giống An Giang với giá 360 đồng/con thả nuôi thử nghiệm trên vuông tôm diện tích 1ha. Còn lại, 1ha ông thả 150.000 con tôm post được mua ở một cơ sở khác với giá là 180 đồng/con. Cùng điều kiện chăm sóc, cùng loại thức ăn nhưng hiện nay số con và trọng lượng tôm giữa 2 ô bao có sự chênh lệch khá lớn.
"Giống tôm toàn đực có tỷ lệ sống rất cao, khoảng 85%. 1ha có thể thu lãi trên dưới 200 triệu đồng, trong khi giống tôm thường thì phải thu tỉa tôm trứng nên 1ha thu lãi được 100 triệu đồng", ông Nguyễn Văn Sĩ cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Huấn ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B đã thành công với mô hình nuôi tôm toàn đực cũng cho biết: "Giống tôm đực mới có năng suất rất cao vì với 90.000 con giống, thu hoạch trên 400 triệu đồng khi tổng chi phí đầu tư trọn vụ là 160 triệu đồng. Như vậy nuôi 90.000 con bảo đảm lãi 200 triệu đồng".
Vụ tôm năm 2013 này, toàn huyện Lấp Vò có hơn 150 hộ nuôi tôm với diện tích 185ha. Ông Lâm Minh Điển - Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Lấp Vò cho biết: "Huyện Lấp Vò có 9 hộ nuôi tôm toàn đực với diện tích khoảng 11ha tập trung chủ yếu ở Mỹ An Hưng B, Long Hưng B, Tân Mỹ. Hiện nay, các hộ trên đã nuôi được khoảng 6 tháng, tốc độ tăng trưởng của tôm toàn đực tương đối nhanh, kích cỡ đồng đều, màu sắc đẹp, đặc biệt tỷ lệ sống cao.
Với những ưu thế vượt trội của giống tôm toàn đực sẽ giúp nhiều hộ nuôi tôm giải quyết được bài toán "đau đầu" về con giống, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá hành tây chỉ còn hơn 4.000 kg loại 1 nhưng rất khó bán, thị trường ế ẩm khiến các thương lái không còn mặn mà với loại mặt hàng này. Theo nhiều nông hộ, nếu bán được hành với giá 4.000 đ/kg, mỗi sào nhà vườn vẫn thua lỗ khoảng 10 triệu đồng.

Gần 3 năm qua nghề câu mực khơi xa ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) liên tiếp bị mất mùa, mất giá khiến nhiều ngư dân phải chuyển đổi sang nghề lưới vây. Thế nhưng mùa biển năm nay ngư dân trúng đậm mùa mực, giá thu mua lại tăng lên 30% nên ai nấy cũng phấn khởi.

Vào thời điểm này, bà con ngư dân Quảng Yên (Quảng Ninh) đang tích cực bám biển để khai thác vụ cá nam và khẩn trương thu hoạch tôm nuôi vụ xuân - hè để chuẩn bị thả nuôi vụ thu - đông. Phát huy lợi thế nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thuỷ sản toàn thị xã đạt 8.364 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác 6.071 tấn và sản lượng nuôi trồng 2.293 tấn.

Trước đó vào tháng 7-2013, dự án đã chọn 162 con bò cái giống lai Sind có trọng lượng từ 200kg trở lên của các hộ chăn nuôi ở hai huyện nói trên để gieo tinh nhân tạo giống bò nhập khẩu Red Angus. Kết quả, thụ thai gần 100% và năm hộ đợt đầu thu được 11 con bê lai Red Angus.

Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.