Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mới Từ Làng Nghề Làm Bột Gạo Sa Đéc

Triển Vọng Mới Từ Làng Nghề Làm Bột Gạo Sa Đéc
Ngày đăng: 06/03/2015

TP.Sa Đéc không chỉ nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng, chế biến gạo xuất khẩu mà còn khá nổi tiếng với làng nghề làm bột gạo. Nghề làm bột gạo Sa Đéc được hình thành và phát triển từ nửa thế kỉ nay, do nguồn nước ngọt quanh năm, thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên sản phẩm bột gạo ở đây có những giá trị riêng, khó có nơi nào sánh kịp.

Phơi bột

Làng nghề làm bột gạo Sa Đéc với 358 hộ tham gia sản xuất, tập trung chủ yếu là ở xã Tân Phú Đông, sau đó lan ra phường 2, xã Tân Quy Tây... Bột gạo Sa Đéc là sản phẩm nổi tiếng của địa phương, trong nước và xuất khẩu, nghề làm bột ở đây góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống và mang đến sự phồn thịnh cho nhiều gia đình.

Ban đầu, với cách làm thủ công đơn giản, nhiều cơ sở không phải thuê mướn nhân công mà bằng sức lao động của người thân trong gia đình. Nguồn nguyên liệu chính sản xuất ra bột là gạo và tấm, được thu mua từ những địa phương và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn nước để làm bột là nguồn nước ngọt dồi dào sẵn có của sông Tiền, sông Sa Đéc, nước ở đây có độ PH = 7 trung tính... chính yếu tố này đã làm cho bột Sa Đéc đẹp và ngon, có độ day, mịn, trắng tự nhiên mà không nơi đâu sánh kịp.

Để có sản phẩm bột gạo ngon, ngoài việc lựa chọn gạo đồng loạt, không pha trộn, dân làng nghề còn phải qua nhiều công đoạn chế biến bột khá kỳ công. Gạo được ngâm nước cho mềm hạt, để vào cối đá xay nhuyễn, sau đó chan ra nhiều lu, khạp hoặc hồ xây bằng xi măng rồi đổ nước vô ngâm. Hằng ngày, phải tẻ nước thành nhiều đợt, thay nước mới ít nhất một tuần. Để cho bột thật nhuyễn, rồi lọc bã bột ra cho thật ráo. Bẻ bột bày ra nia, ra vỉ, đem phơi độ ba, bốn nắng cho thật khô là có sản phẩm bột.

Nghề làm bột hiện nay đã tân tiến rất nhiều, một số hộ làm bột ở Sa Đéc đã chú trọng đổi mới công nghệ. Ông Nguyễn Văn Nương - chủ cơ sở sản xuất bột ở phường 2 chia sẻ: “Thay vì sản xuất bột theo phương pháp thủ công thì nay các hộ làm bột đã trang bị máy vo gạo, máy xay bột, máy ép ly tâm, máy đánh tơi... nhằm giảm sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm bột được chia làm 2 loại: bột tươi được cung cấp trực tiếp cho các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm; bột khô có thể dùng để dự trữ lâu, chế biến dần.

Bột gạo còn là nguồn nguyên liệu chủ yếu không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Thời gian qua, Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp đã khai thác lợi thế du lịch kết hợp ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực từ bột gạo Sa Đéc nhằm thu hút du khách. Qua đó, Công ty đã xây dựng chương trình du lịch ẩm thực với hình thức mời du khách tham gia “Một ngày làm nghệ nhân nấu ăn, làm bánh”, nhằm giới thiệu, duy trì và bảo tồn các dụng cụ thủ công của quy trình làm bột, làm các loại bánh dân gian, giới thiệu giá trị dinh dưỡng của các món bánh độc đáo từ bột Sa Đéc.

Thị trường tiêu thụ bột ngày nay đã phát triển rất nhiều, các nhà máy chế biến thực phẩm trong và ngoài tỉnh tiêu thụ bình quân 80- 90 tấn bột tươi mỗi ngày để làm ra các sản phẩm ăn liền như: mì, hủ tiếu, phở, bánh canh, cháo.... Ngoài ra, bột Sa Đéc còn được cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ và xuất khẩu đi một số nước.

Chỉ riêng nghề làm bột ở Sa Đéc đã tạo công ăn việc làm cho trên 1.000 lao động và hàng trăm lao động khác trong các dịch vụ mua bán, vận chuyển sản phẩm bột, sản lượng bình quân trên 30 ngàn tấn bột trong năm. Với những phụ phẩm từ việc sản xuất bột đã góp phần đáng kể cho việc phát triển về chăn nuôi.

Nghề làm bột ở Sa Đéc không ngừng được cải tiến về nhiều mặt, Đảng bộ và chính quyền địa phương rất quan tâm, tạo mọi điều kiện để phát triển nghề truyền thống này, đưa nghề làm bột lên ngang tầm trong thời kỳ mới của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. “Đề án nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường sản xuất bột TP.Sa Đéc đến năm 2010” được ban hành và tổ chức thực hiện từ mấy năm qua đã mang lại những hiệu quả thiết thực, đáng phấn khởi.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Ước Đạt 17.673 Tấn, Tăng 8,7% So Với Cùng Kỳ Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Ước Đạt 17.673 Tấn, Tăng 8,7% So Với Cùng Kỳ

Ngay từ đầu năm 2014, các ngành của huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã chỉ đạo các xã, doanh nghiệp và ngư dân ở các địa phương ven biển chủ động khắc phục khó khăn, tập trung chuyển đổi cơ cấu nghề, áp dụng các công nghệ mới vào khai thác thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân.

12/01/2015
Để Có Vụ Nuôi Tôm Thắng Lợi Để Có Vụ Nuôi Tôm Thắng Lợi

Năm 2014, tỉ lệ thiệt hại trên tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng khá cao (trên 41%), tuy nhiên sản lượng vẫn đạt trên 80.000 tấn theo kế hoạch đề ra. Kết quả ấy là do người nuôi tôm đã chuyển đổi cơ cấu giống từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý.

12/01/2015
Thu Nhập Cao Nhờ Biển Thu Nhập Cao Nhờ Biển

Ngày đầu tuần tháng 1, sau chuyến đi biển cuối năm gặp trục trặc về máy móc, tàu câu mực lớn nhất Đà Nẵng ĐNa 90567 được ngư dân Trần Văn Mười cho lên đà bảo dưỡng. Phút rảnh rỗi, Trần Văn Mười tâm sự: “Tuy năm nay mất mùa mực, song giá mực cao hơn năm ngoái khoảng 25.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng khá cao so với các nghề khác.

12/01/2015
Thu Nhập Ổn Định Nhờ Nuôi Sò Huyết Thu Nhập Ổn Định Nhờ Nuôi Sò Huyết

Sò huyết được nuôi xen canh với tôm, cua tại các vuông nuôi thủy sản vùng nước mặn của Cà Mau, tập trung nhiều ở huyện Cái Nước. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước thống kê cả huyện có trên 6.600ha sò huyết, tập trung nhiều ở xã Đông Thới và Trần Thới.

12/01/2015
Hơn 40 Ngàn Ống Nhựa PVC Hỗ Trợ Cho Các Hộ Nuôi Tôm Trên Cát Ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Hơn 40 Ngàn Ống Nhựa PVC Hỗ Trợ Cho Các Hộ Nuôi Tôm Trên Cát Ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế)

Trước nhu cầu sử dụng các tuyến ống để phục vụ thoát nước thải và cấp nước mặn trong nuôi tôm chân trắng ở các xã ven biển huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), UBND tỉnh đã hỗ trợ trang cấp hơn 40 ngàn ống PVC các loại, 195 ống buy bê tông các loại và nhiều phụ kiện vật tư khác.

12/01/2015