Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Ước Đạt 17.673 Tấn, Tăng 8,7% So Với Cùng Kỳ

Ngay từ đầu năm 2014, các ngành của huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã chỉ đạo các xã, doanh nghiệp và ngư dân ở các địa phương ven biển chủ động khắc phục khó khăn, tập trung chuyển đổi cơ cấu nghề, áp dụng các công nghệ mới vào khai thác thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân.
Năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 17.673 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ, bằng 110,5% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 150.000 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 5.050 tấn, tăng 22,6% so với cùng kỳ, đạt 126,3% kế hoạch.
Năm 2015, huyện Quảng Xương tiếp tục khuyến khích ngư dân và người nuôi trồng thủy sản áp dụng các biện pháp sản xuất thân thiện môi trường, hạn chế tối đa hành vi hủy diệt nguồn lợi thủy sản; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản...
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại trên thị trường đang xuất hiện khá nhiều thực phẩm, nông sản hữu cơ, song điều nghịch lý là chưa có cơ quan nào chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ cho nông sản, các sản phẩm dán nhãn hữu cơ trên thị trường phần lớn là… tự xưng.

Có kích cỡ trung bình như trái cà pháo, với nhiều màu sắc khác nhau: trắng đục, tím, đỏ... nên trái ớt lồng được ví là một trong những loại sản vật lạ ở miền núi xứ Quảng.

Đó là chia sẻ của những người làm nghề nuôi tôm hùm như ông Nguyễn Chí Lem (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).

Không chú trọng chất lượng, nông dân ở nhiều địa phương đã chạy theo sản lượng, lựa chọn giống chất lượng thấp (IR 50404, Ma Lâm 202, OM 576…) để gieo sạ.

“Dấu ấn quan trọng nhất trong 5 năm xây dựng NTM ở Điện Phước chính là các cấp Đảng ủy, cán bộ và người dân đã tham gia rất tích cực. Nhân dân không những nhiệt tình hiến đất, ngày công mà còn đóng góp tiền của để đẩy nhanh xây dựng NTM.