Triển Vọng Mới Từ Cây Sâm Ngọc Linh

Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.
Năm 2004, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã thiết lập được quy trình tạo mô sẹo và ra rễ cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện nuôi cấy trong ống nghiệm. Kết quả cho thấy tất cả các bộ phận của cây sâm đều có khả năng tạo mô sẹo.
Từ kết quả trên, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã thực hiện thành công việc nuôi cấy lớp mỏng tế bào để thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan như mô sẹo, rễ, chồi, phôi…
Các tác giả cũng tìm ra điều kiện nuôi trồng sâm được nhân giống vô tính, đạt tỷ lệ sống sót trên 85% khi đưa cây ra trồng ngoài tự nhiên tại núi Ngọc Linh. Việc di thực cây sâm mô trồng tại Bidoup (núi Bà, Lâm Đồng) cũng cho kết quả tốt khi những cây sâm này sinh trưởng và phát triển bình thường sau 1 năm trồng.
Viện sinh học Tây Nguyên đã phối hợp với Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh được nhân giống vô tính tại vùng rừng núi Đắk Tô và Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Kết quả bước đầu cho tỷ lệ cây sống chiếm tới 90%.
Đặc biệt, theo phân tích thành phần dược chất có trong một số cây trồng thử nghiệm ở núi Ngọc Linh (Kon Tum), cây 17 tháng tuổi có hàm lượng chất saponin (hoạt chất có tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể như trong sâm Ngọc Linh tự nhiên) tương đương với cây sâm gieo hạt 24 tháng tuổi. Hiện một số lượng lớn cây sâm vô tính đã trồng ở khu vực núi Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Theo GS.TS Dương Tấn Nhựt, việc nhân giống thành công sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ giúp người trồng chủ động hơn về nguồn giống, chất lượng sâm cao, thay thế cho phương pháp truyền thống là nhân giống bằng hạt, có tỷ lệ nảy mầm thấp, lại thường xuyên bị côn trùng phá hoại.
Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả bước đầu. Để hoàn thiện được cây sâm trong ống nghiệm theo mục tiêu đề ra, cần có một khoảng thời gian dài cho những nghiên cứu mới mẻ hơn. Viện Sinh học Tây Nguyên đã phác thảo những định hướng nghiên cứu mới với mong muốn cây sâm Ngọc Linh sớm trở thành cây hàng hóa.
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm, chỉ có ở vùng núi cao ở tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Cây sâm Ngọc Linh đã sớm cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn lùng ráo riết sau khi được phát hiện. Đây là loại cây xếp đầu bảng sách đỏ thực vật Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Bộ lá đòng giữ vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ lúa làm đòng, trổ bông đến chín. Để giúp bà con bảo vệ tốt bộ lá đòng, bảo vệ năng suất lúa, công ty Syngenta Việt Nam và công ty cổ phần khử trùng Việt Nam VFC tổ chức sự kiện AnVil - NeVo Sức Sống Xanh, Hạt No Sạch Sáng tại xã Liêu Tú, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Sự kiện này có sự tham dự của các nhà khoa học và trên 300 nông dân ở địa phương.

Dự kiến tháng 12 tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, hiện Cục chăn nuôi đang hoàn tất nội dung dự thảo này.

Chỉ vài con trâu, bò thôi cũng đã là tài sản quý giá đối với nhiều nông dân. Bảo vệ an toàn vật nuôi, không để đói rét, đột quỵ gây thiệt hại được ngành thú y và bà con rất quan tâm.

Vùng sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã (HTX) Yên Phú (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vào vụ cuối năm tất bật hơn. Với nhiều loại rau được chăm sóc kỹ lưỡng, nông dân Yên Mỹ đã sẵn sàng cung ứng phục vụ thị trường Tết.

Ngân sách huyện hỗ trợ các hộ tham gia mô hình 50% lượng phân kali, Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu tỉnh cho mượn 5 triệu đồng/ha, không tính lãi, sau khi thu hoạch mì nông dân sẽ thanh toán lại cho nhà máy.