Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mới Từ Cây Sâm Ngọc Linh

Triển Vọng Mới Từ Cây Sâm Ngọc Linh
Ngày đăng: 30/07/2013

Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.

Năm 2004, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã thiết lập được quy trình tạo mô sẹo và ra rễ cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện nuôi cấy trong ống nghiệm. Kết quả cho thấy tất cả các bộ phận của cây sâm đều có khả năng tạo mô sẹo.

Từ kết quả trên, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã thực hiện thành công việc nuôi cấy lớp mỏng tế bào để thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan như mô sẹo, rễ, chồi, phôi…

Các tác giả cũng tìm ra điều kiện nuôi trồng sâm được nhân giống vô tính, đạt tỷ lệ sống sót trên 85% khi đưa cây ra trồng ngoài tự nhiên tại núi Ngọc Linh. Việc di thực cây sâm mô trồng tại Bidoup (núi Bà, Lâm Đồng) cũng cho kết quả tốt khi những cây sâm này sinh trưởng và phát triển bình thường sau 1 năm trồng.

Viện sinh học Tây Nguyên đã phối hợp với Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh được nhân giống vô tính tại vùng rừng núi Đắk Tô và Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Kết quả bước đầu cho tỷ lệ cây sống chiếm tới 90%.

Đặc biệt, theo phân tích thành phần dược chất có trong một số cây trồng thử nghiệm ở núi Ngọc Linh (Kon Tum), cây 17 tháng tuổi có hàm lượng chất saponin (hoạt chất có tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể như trong sâm Ngọc Linh tự nhiên) tương đương với cây sâm gieo hạt 24 tháng tuổi. Hiện một số lượng lớn cây sâm vô tính đã trồng ở khu vực núi Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Theo GS.TS Dương Tấn Nhựt, việc nhân giống thành công sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ giúp người trồng chủ động hơn về nguồn giống, chất lượng sâm cao, thay thế cho phương pháp truyền thống là nhân giống bằng hạt, có tỷ lệ nảy mầm thấp, lại thường xuyên bị côn trùng phá hoại.

Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả bước đầu. Để hoàn thiện được cây sâm trong ống nghiệm theo mục tiêu đề ra, cần có một khoảng thời gian dài cho những nghiên cứu mới mẻ hơn. Viện Sinh học Tây Nguyên đã phác thảo những định hướng nghiên cứu mới với mong muốn cây sâm Ngọc Linh sớm trở thành cây hàng hóa.

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm, chỉ có ở vùng núi cao ở tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Cây sâm Ngọc Linh đã sớm cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn lùng ráo riết sau khi được phát hiện. Đây là loại cây xếp đầu bảng sách đỏ thực vật Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Đầu Năm, Thu Tiền Triệu Từ Tôm Nhí Đầu Năm, Thu Tiền Triệu Từ Tôm Nhí

Những ngày đầu năm mới, ngư dân vùng biển xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hết sức hồ hởi bởi trúng đậm “lộc” tôm nhí (tôm hùm con).

09/02/2014
Tàu Cá Đồng Loạt Vươn Khơi Tàu Cá Đồng Loạt Vươn Khơi

Ngày 5/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), tại cảng cá phường 6 và phường Phú Đông (TP Tuy Hòa - Phú Yên), 77 tàu cá của ngư dân cùng hàng trăm lao động đã đồng loạt ra quân hướng vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để khai thác cá ngừ đại dương.

09/02/2014
Ngư Dân Xuất Hành Đầu Năm Trúng Đậm Cá Cơm Mồm Và Ruốc Ngư Dân Xuất Hành Đầu Năm Trúng Đậm Cá Cơm Mồm Và Ruốc

Trong 2 ngày mùng 4 và mùng 5 tết (ngày 2 và 3.2), ngư dân xã Nhơn Lý (Quy Nhơn, Bình Định) xuất hành đầu năm mới, đã trúng đậm “lộc biển” cá cơm mồm xuất khẩu và ruốc.

09/02/2014
Ra Khơi Trúng Lộc Đầu Năm Ra Khơi Trúng Lộc Đầu Năm

Sáng mùng 2 Tết (1/2/2014), bà con ngư dân ven biển rộn ràng chuẩn bị ra khơi hái lộc đầu năm. Thời tiết thuận lợi, ngày đẹp bà con ngư dân hồ hởi ra khơi, mang theo niềm hy vọng một mùa đánh bắt mới bội thu.

09/02/2014
Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.

09/02/2014