Triển Vọng Mới Cho Khoai Lang Đồng Thái (Hà Nội)

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, ngày 8/4/2014, nhãn hiệu Khoai lang Đồng Thái của xã Đồng Thái, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã chính thức được Sở KH&CN Hà Nội công bố, mở ra một tương lai mới cho cây trồng truyền thống này.
Gia đình anh Phùng Quốc Đức, thôn Tri Lai, xã Đồng Thái trồng 3 sào khoai lang, năng suất đạt 4 - 5 tạ/sào, với giá bán bình quân từ 7.000 - 10.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh thu được trên 18 triệu đồng. Tương tự, gia đình chị Lê Thị Huyền trồng 7 sào khoai lang, mỗi vụ trừ chi phí, thu về 28 triệu đồng.
So với cấy lúa, khoai lang cho thu nhập cao gấp 3 lần, đó là chưa kể công chăm bón ít hơn, bảo quản đơn giản hơn, thu hoạch đến đâu bán hết đến đấy, không lo ế. Khoai lang ở xã Đồng Thái là giống khoai Hoàng Long, củ to, vỏ màu nâu đỏ, lòng vàng sẫm, ăn có vị ngọt, bùi, rất đặc biệt, khác hẳn các giống khoai lang khác.
Trước đây, giống khoai này là một trong những đặc sản tiến vua của xứ Đoài. Hàng năm, thu nhập từ sản xuất khoai lang chiếm hơn 30% tổng thu nhập của các hộ gia đình.
Theo UBND xã Đồng Thái, diện tích khoai lang trên địa bàn xã đạt trên 300ha, năng suất trung bình từ 750 - 800kg/sào (khoảng 20 tấn/ha), thu nhập bình quân 75 - 90 triệu đồng/ha/vụ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của khoai lang Đồng Thái là Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ và một số tỉnh lân cận.
Theo đánh giá của ông Vũ Như Hạnh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm nông đặc sản, có giá trị kinh tế cao, trong đó, Ba Vì là huyện có nhiều đặc sản hơn cả. Đến nay, khoai lang Đồng Thái là sản phẩm thứ ba được cấp chứng nhận Nhãn hiệu tập thể trên địa bàn huyện, sau Sữa Ba Vì và Chè Ba Vì.
Đây là tài sản trí tuệ của Nhân dân Ba Vì xây dựng nên, được sự quan tâm của UBND huyện và các sở, ngành và TP Hà Nội. Khi có thương hiệu, sản phẩm khoai lang Đồng Thái sẽ có giá trị về kinh tế, có vị thế trên thị trường, góp phần nâng cao đời sống người dân. Vì thế, huyện Ba Vì và xã Đồng Thái phải có trách nhiệm bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị của thương hiệu.
Để tiếp tục nâng cao giá trị của thương hiệu khoai lang Đồng Thái, UBND huyện Ba Vì đã chỉ đạo phát triển thành vùng khoai lang với diện tích 1.200ha vào những năm tới tại xã Đồng Thái và các vùng lân cận. Đồng thời yêu cầu xã cần làm tốt việc quản lý nhãn hiệu sản phẩm, cấp giấy phép cũng như đảm bảo việc mở rộng vùng sản xuất theo đúng các tiêu chí về chất lượng.
UBND huyện Ba Vì đề nghị TP và các sở, ngành quan tâm hơn nữa tới việc phát triển vùng sản xuất; hỗ trợ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản, chế biến, đồng thời phát triển thị trường cho khoai lang Đồng Thái trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, được hỗ trợ kỹ thuật, phát huy sức mạnh tập thể… là những lợi ích thiết thực mà mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) ở xã Tân An (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) đã triển khai và khá thành công trong những năm gần đây.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung 128 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2015 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù 1.470 tấn hạt giống lúa, 388 tấn hạt giống ngô và 28,7 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia.

Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.
Ngày 18.8, tại hội trường UBND xã Suối Dây, Hội Nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) tổ chức hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì. Chủ nhiệm đề tài này là ông Trần Quốc Hải, thường trú ấp 2, xã Suối Dây.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới.