Triển Vọng Kinh Tế Từ Cây Hồng Nhân Hậu

Được trồng ở xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) cách đây cả chục năm, thế nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, khi giá hồng Nhân Hậu tăng từ 3000 đồng/kg lên tới gần 6000 đồng/kg khi giống hồng này mới trở thành cây trồng triển vọng trong phát kinh tế tại địa phương.
Không phải là cây trồng chủ lực tại Gia Lộc nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, giá trị hồng tăng cao đã đem lại thu nhập đáng kể cho những người trồng hồng Nhân Hậu ở Gia Lộc. Thế nhưng để có được những kết quả như ngày hôm nay, người trồng hồng ở Gia Lộc đã phải trải qua không ít khó khăn. Khó khăn đầu tiên đó là khi quyết định cải tạo ruộng đất để đem giống hồng lạ chứ không phải giống hồng Bảo Lâm hay hồng Vành Khuyên được trồng phổ biến ở Lạng Sơn. Khó khăn nữa đối với người trồng hồng ở Gia Lộc chính là việc tiêu thụ sản phẩm và giá trị kinh tế của cây hồng Nhân Hậu bấp bênh. Thế nhưng, vượt qua những khó khăn đó, giờ đây người trồng hồng ở Gia Lộc đã yên tâm với thu nhập từ cây hồng, đồng thời đang từng bước mở rộng thêm diện tích.
Để đưa được những cây hồng Nhân Hậu đầu tiên về trồng và có những vườn hồng sai trĩu quả như hiện nay là câu chuyện mà ông Hoàng Văn Hành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Lộc vẫn nhớ như in: năm 2002, ông cùng một số bà con nông dân của huyện Chi Lăng có dịp được đi tham quan mô hình trồng vải thiều và hồng Nhân Hậu ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Sau khi tìm hiểu kỹ mô hình từ giá trị kinh tế đến kỹ thuật chăm sóc, ông Hành cùng các hộ nông dân khác đã quyết định mua một vài cây hồng giống về trồng thử. Hợp đất, hợp điều kiện khí hậu và với bàn tay chăm sóc cẩn thận của người nông dân, cây hồng Nhân Hậu trồng ở Gia Lộc phát triển nhanh chóng. Ban đầu người dân trồng trong vườn một vài cây để lấy quả ăn. Tuy nhiên sau khi hồng cho thu hoạch, ăn thử mới thấy hồng ngọt, thơm chẳng kém gì dưới Lục Ngạn, thế là người dân nghĩ ngay đến việc mở rộng diện tích hồng. Một mặt, người dân tìm xuống Lục Ngạn để mua thêm cây giống, mặt khác tự chiết cành từ những cây hồng đã lớn. Cứ như vậy qua mỗi năm, diện tích hồng Nhân Hậu ở Gia Lộc lại không ngừng tăng lên. Toàn xã hiện có 35 hộ trồng hồng Nhân Hậu trên diện tích khoảng hơn 10ha rải rác ở tất cả các thôn, trong đó có thôn Đông Pầu, Lũng Mần, Phai Đeng có diện tích lớn hơn cả.
Vượt qua giới hạn trồng hồng để lấy quả ăn, khoảng năm 2006, người dân Gia Lộc đã có hồng để bán. Thế nhưng lúc này, người trồng hồng không khỏi thất vọng bởi giá hồng thấp hơn so với các giống hồng khác bên ngoài thị trường. Ông Hoàng Minh Chánh, Chủ tịch UBND xã cho biết: giá hồng thấp, chỉ từ 2000-3000 đồng/kg khiến cho người trồng hồng bắt đầu lo lắng. Lo lắng cũng phải thôi bởi bao nhiêu tiền của, công sức đầu tư vào vườn hồng mà thu nhập từ hồng thấp hơn cả trồng lúa thì người nông dân lấy gì mà sống. Không chấp nhận thất bại, người dân tiếp tục mày mò tìm hiểu khoa học kỹ thuật, điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, từ đó cải tạo lại đất đai, đưa kỹ thuật vào tất cả các khâu chăm sóc và thu hoạch… Dần dần, năng suất và chất lượng hồng không ngừng tăng lên. Đến nay, giá trị hồng Nhân Hậu đã tăng lên gấp đôi, qua đó đời sống người trồng hồng cũng không ngừng tăng lên. Nhiều hộ dân có thu nhập trên 20 triệu đồng/năm từ hồng như hộ ông Hoàng Văn Trường, thôn Phai Đeng; hộ ông Hoàng Văn Tựu, thôn Đông Pầu…
Giá trị kinh tế được nâng lên, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, người dân Gia Lộc bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng diện tích hồng Nhân Hậu. Anh Vi Hồng Khánh, thôn Làng Dộc chia sẻ: nhà anh trồng được hơn 30 cây hồng, mấy năm trước, thấy hồng rẻ nên gia đình đã chặt bớt đi mất chục cây để trồng cây khác. Tuy nhiên từ năm ngoái trở lại đây, hồng được giá, quả chín đến đâu là có người vào thu mua hết đến đấy, thế là anh bắt đầu “tiếc”. Để bù lại những cây đã chặt và dần mở rộng diện tích, anh tiếp tục đi mua giống và chiết cành từ những cây hồng trưởng thành, hy vọng một vài năm nữa, giá hồng vẫn ổn định để gia đình có thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, một phần diện tích lúa Xuân trà chính vụ tại nhiều xã như: Việt Vinh, Việt Hồng, Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành… của huyện Bắc Quang bước vào giai đoạn thu hoạch; còn những trà lúa muộn đang ở giai đoạn chín đỏ đuôi.

Nhiệt tình, năng nổ, luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là tấm gương điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương; đó là những gì mà đoàn viên, thanh niên xã Na Khê và người dân địa phương nói về anh Lý Seo Sáng, Bí thư Đoàn xã Na Khê (Yên Minh).

Thời gian gần đây, nhiều người lạ mặt đến các vùng quê trên địa bàn tỉnh để lùng sục thu gom cau với giá cao ngất ngưởng. Điều đáng quan tâm là, các đối tượng này chỉ thu mua cau non (trái cau chỉ bằng đầu ngón tay cái) và gom cả nguyên buồng nên đây được xem là việc làm rất bất thường.

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

Ở tổ 7, phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), ai cũng thán phục ông Trần Thanh Cảnh là người nuôi lợn giỏi. Dù quy mô nuôi lợn không lớn, nhưng ông đã duy trì nghề nuôi lợn liên tục hơn 20 năm, không gây ô nhiễm môi trường, chưa lúc nào lỗ vốn.