Triển Vọng Giống Lúa PB1

Trước nhu cầu của người nông dân cần giống lúa mới để đa dạng hóa cơ cấu giống trong sản xuất, đảm bảo năng suất, giá trị vừa có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh gây hại, vụ chiêm xuân năm 2014, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) phối hợp với Viện Khoa học Nông – Lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai sản xuất thử nghiệm giống lúa PB1.
Mô hình được triển khai trên diện tích 1ha với 7 hộ dân tham gia. Ngoài được hỗ trợ về giống, phân bón, các hộ tham gia còn được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc như: làm đất, gieo cấy, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật... Được biết, PB1 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Phú Thọ, thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày, chiều cao trung bình đạt từ 90 – 100cm.
Qua so sánh với giống bắc thơm số 7 ở cùng thời điểm gieo cấy, điều kiện chăm sóc như nhau, giống PB1 sau khi gieo hạt nảy mầm đều, đẻ nhánh khỏe, trỗ tập trung, bông to, nhiều hạt (khoảng 200 hạt/bông), tỷ lệ hạt chắc cao; có khả năng chống chịu được với các bệnh đạo ôn, cổ bông, khô vằn, sâu cuốn lá... Đặc biệt, cây lúa cứng cáp nên có khả năng chống đổ tốt, dự tính năng suất trung bình ước đạt từ 65 – 70 tạ/ha.
Cán bộ khuyến nông xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên kiểm tra mô hình trồng lúa PB1.
Chị Lương Thị Thanh, thôn Việt Thanh 4, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: Nhiều năm qua, giống bắc thơm số 7 là giống lúa chủ lực, chiếm phần lớn diện tích gieo cấy của xã cũng như của gia đình.
Tuy nhiên, vài vụ gần đây giống lúa này đã bị lai tạp và dần mất đi khả năng kháng các loại sâu bệnh. Vụ chiêm xuân năm nay, tôi đã đăng ký gieo cấy 1.000m2 giống lúa PB1.
Qua quá trình chăm sóc, tôi thấy giống PB1 sinh trưởng tốt, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, có khả năng kháng sâu bệnh. Đến nay, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là giảm được một nửa chi phí thuốc bảo vệ thực vật so với gieo cấy một số giống lúa truyền thống.
Ông Trần Văn Hân, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Chăn cho biết: Mặc dù đến trung tuần tháng 5 mới thu hoạch, song qua quá trình kiểm tra sơ bộ có thể nhận định được những ưu điểm nổi bật của giống PB1 là cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, độ thuần đồng ruộng cao, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Đây được xem là tín hiệu vui cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng của xã.
Nếu đạt kết quả khả quan, giống PB1 sẽ được bổ sung vào cơ cấu giống sản xuất của xã, giúp người dân có thêm lựa chọn bộ giống trong sản xuất, hạn chế thấp nhất tình hình mất mùa cục bộ do cơ cấu giống.
Có thể bạn quan tâm

Trong hoàn cảnh nhiều sản phẩm cây trồng tại địa phương, từ mủ cao su, hạt điều đến cả trái thanh long đều không được giá trong năm thì câu chuyện về cây trồng được xếp vào loại cây “tỷ đô” là mắc ca trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của nông dân. Chưa hết, vốn đã quen với biến động giá cả, cũng đã từng chạy theo cây có giá cao mà chặt cây đang trồng có giá thấp nên những người có đất cũng bắt đầu tìm hiểu về cây mắc ca như một cơ hội để làm giàu nhanh, dù có nghe khuyến cáo loại cây trồng này thích hợp nhất ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.

Mặc dù đầu năm thị trường bị thiếu một số mặt hàng nông sản đặc trưng như dưa leo, cải và rau củ, nhưng do phối hợp tốt với các nhà vườn tại Đà Lạt và TPHCM chủ động chuẩn bị lượng tốt từ trước Tết, nên siêu thị vẫn có đủ hàng để giảm giá đầu năm. Đặc biệt, một số loại nông sản như khoai tây, cà rốt, salad mỡ, dưa leo... có giá rẻ hơn thị trường từ 4.000 đến 13.000 đồng/kg.

Sáng 1-3, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tổ chức triển khai Quyết định số 241 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa gạo vụ đông xuân 2014 - 2015.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, ước giá trị NK mặt hàng thủy sản tháng 2 đạt 72 triệu USD, đưa giá trị NK 2 tháng đầu năm đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường NK chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%).

Mồng 6 Tết Ất Mùi, trong ngày đầu cả nước ra quân làm việc, các xã Glar, A Dơk, Ia Băng, Trang, Ia Pếch… thuộc huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, thủ phủ cây cao su trên Tây Nguyên vắng lặng lạ thường. Không phải vì những vườn cao su đã trơ trụi mùa thay lá, không phải người dân lên nương làm rẫy, mà bởi 2 loại cây đem lại thu nhập chính cho người dân nơi đây sắn và cao su, năm qua giá rớt thê thảm, tác động đời sống bà con.