Triển Vọng Giống Lúa Kháng Rầy ML 202 Ở Ninh Thuận

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...
Để khắc phục nhược điểm này, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã trồng thử nghiệm giống lúa ML 202 đã mang lại kết quả hết sức khả quan, cho năng suất cao, đặc biệt là khả năng kháng rầy khá tốt, phù hợp với chân đất phèn, chất lượng thương phẩm gạo rất cao.
Giống lúa ML 202 được trồng phổ biến tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và một số tỉnh Đông Nam Bộ. ML 202 trồng được 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày tùy theo thời vụ (đông xuân 105 - 108 ngày, hè thu 90 - 94 ngày), mật độ gieo từ 200 - 250kg/ha, năng suất từ 7 - 9 tấn/ha, thích nghi mọi điều kiện khí hậu, nhiệt độ cây phát triển 25 - 37 độ C, thị trường lúa bán ra ổn định dao động ở mức 5.500 đồng - 6.500 đồng/kg.
Ông Nguyễn Lâm Danh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Đông Nam cho biết, giống lúa mới ML 202 sinh trưởng ngắn ngày, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ hạt lép thấp, mang lại hiệu quả khá cao cho người nông dân trên địa bàn.
Chúng tôi cũng đã chọn lọc bảo quản giống lúa theo quy trình rất nghiêm ngặt. Trong thời gian tới giống lúa sẽ được cung cấp mạnh cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm rầy trên lúa ở khu vực này.
Có thể bạn quan tâm

Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

Để từng bước thâm canh tăng vụ, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân, Chương trình Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường tại 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La (Dự án Asiar) phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Đường triển khai mô hình trồng đậu tương xen ngô vụ thu đông tại xã Bản Bo.

Ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết đang tích cực phát động người chăn nuôi, cửa hàng thú y “tẩy chay” chất cấm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá