Triển vọng cây ớt hàng hóa tại Sa Pa (Lào Cai)

Cây ớt vốn gắn bó lâu đời trong cuộc sống đồng bào vùng cao huyện Sa Pa. Theo nhiều vị cao niên, vùng núi cao thường có nhiệt độ rất thấp về mùa đông, nên ớt là gia vị khó thiếu trong các món ăn và bữa ăn nhằm làm tăng thân nhiệt trong ngày lạnh giá. Ớt của đồng bào trồng thường có vị cay nồng, đậm, quả màu đỏ tươi trông rất bắt mắt. Đó là một trong những lý do khiến người dân ở Sa Pa vẫn duy trì trồng ớt và đến nay thì cây ớt đã có một vai trò, vị trí mới, đó là hàng hóa.
Sa Pa là vùng đất có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây ớt hàng hóa trên quy mô tập trung, người dân có kinh nghiệm sản xuất cây trồng truyền thống này. Năm 2014, huyện Sa Pa đã quyết định đưa vào trồng thử nghiệm cây ớt với mục đích sản xuất hàng hóa, diện tích thử nghiệm ban đầu khoảng 1 ha tại xã Bản Phùng. Tại đây, người dân được hỗ trợ về giống, vật tư và phân bón, được tham gia tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản sản phẩm ớt hàng hóa. Theo tính toán kỹ thuật, mỗi ha ớt tại Sa Pa có thể cho thu hoạch tới 10 tấn quả tươi, nhưng do diện tích trồng thử nghiệm bị muộn thời vụ, chăm sóc chưa đúng quy cách nên năng suất mới đạt gần 3 tấn/ha. Tuy nhiên, so sánh lợi ích thì giá trị kinh tế từ diện tích ớt hàng hóa thử nghiệm mang lại vẫn đạt gần 100 triệu đồng/ha, cao hơn 3 lần trồng lúa.
Gia đình anh Chảo Chần Tá, thôn Bản Sái, xã Bản Phùng là một trong những hộ tham gia dự án trồng ớt hàng hóa trong năm qua với diện tích 0,3 ha. Theo nhận xét của anh Chảo Chần Tá thì cây ớt dễ trồng, đầu tư công chăm sóc không lớn, ít sâu bệnh, phù hợp với nhiều loại đất, thời gian tính đến kỳ thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng. Hiện, ngành nông nghiệp huyện Sa Pa đã xây dựng kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu ớt hàng hóa trong vụ trồng mới năm 2015. Trong đó, tại xã Bản Phùng diện tích cây ớt là 3 ha, xã Thanh Kim trồng thử nghiệm 1 ha, một số địa phương khác cũng tham gia trồng ớt, nâng tổng diện tích vùng dự án lên 5 ha.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án cũng gặp những khó khăn, như tâm lý e ngại của bà con trong chuyển đổi từ trồng cây lương thực sang sản xuất hàng hóa. Lo lắng về giá và đầu ra cho sản phẩm, bởi hiện các doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm đang cam kết giá thu mua là 16.000 đồng/kg, trong khi giá bán lẻ trên thị trường Sa Pa lên tới 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho rằng, những khó khăn, lo lắng của người sản xuất sẽ sớm được chính quyền địa phương tháo gỡ và triển vọng phát triển cây ớt hàng hóa nơi đây vẫn sán lạn.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách hàng mua rau tăng khoảng 5% và giá cả chưa có nhiều biến động so với ngày thường. Hiện tại, HTX bán rau bắp cải với giá 3-4 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/kg, khoai tây 9 nghìn đồng/kg... Với mức giá này, bình quân mỗi sào rau màu xã viên thu lãi từ 3-5 triệu đồng đối với mỗi sào củ, quả.

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.