Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.
Kết quả khả quan đạt được từ mô hình đã mở hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ dân còn nhiều khó khăn trên vùng đất tái định cư.
Bà Nguyễn Thị Bình, Phó phụ trách Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa cho biết: Trước thực trạng diện tích đất sản xuất lúa nước của người dân khu TĐC Huổi Lực không thể gieo cấy hết vì thiếu nước, không ít diện tích bà con bỏ hoang. Sau khi khảo sát thực tế điều kiện thổ nhưỡng của khu TĐC, Trạm đã mạnh dạn triển khai mô hình trồng ngô lai với mong muốn sẽ tìm được loại cây phù hợp với vùng đất này giúp bà con trồng thay thế cây lúa mà vẫn đem lại thu nhập ổn định.
Chúng tôi quyết định chọn giống ngô lai LVN10 đưa vào thực hiện trên quy mô 7ha cho 43 hộ. Giống ngô này có tính ưu việt vượt trội so với các giống ngô khác là khả năng chịu hạn, thâm canh và ít nhiễm các loại sâu bệnh, khá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Để thay đổi phương pháp sản xuất truyền thống, những ngày đầu thực hiện mô hình, cán bộ của Trạm vừa tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để bà con thực hiện đúng quy trình từ khâu làm đất, xử lý hạt giống... đến kỹ thuật chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật. Với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật nên bà con tham gia mô hình rất tích cực học hỏi và áp dụng khá thành thạo khi bắt tay vào thực hiện. Nhờ đó, mô hình đem lại hiệu quả tích cực, năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha.
Anh Điêu Chính Luyến, bản Huổi Lực 2 cho biết: Nhờ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình trồng ngô giống mới và chăm sóc ngô theo đúng kỹ thuật nên cây ngô phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, 60 tạ/ha. Vụ này năm trước, do thiếu nước không thể cấy lúa nên gia đình tôi bỏ ruộng hoang. Năm nay đưa vào trồng ngô không những có kết quả tốt mà giá trị kinh tế đem lại cũng không thua cây lúa. Do đó, gia đình dự kiến sẽ chuyển sang trồng ngô thay thế ở 1.000m2 ruộng thiếu nước để tận dụng diện tích và tăng thu nhập.
Bà Nguyễn Thị Bình cho biết thêm: Thực tế từ mô hình cho thấy, khi người dân trú trọng đầu tư phân bón, tích cực chăm sóc theo quy trình kỹ thuật thì giống ngô cho năng suất rất cao. Mô hình đã đẳng định phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thành công từ mô hình trồng ngô lai LVN10 thương phẩm sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho người dân khu TĐC Huổi Lực nói riêng nông dân xã Mường Báng nói chung mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống.
Thời gian tới, Trạm sẽ tiến hành thực hiện thêm các mô hình trồng thử nghiệm một sốgiống cây trồng mới nhằm giúp bà con tiếp cận nhiều hơn với các loại giống mới và có nhiều hơn cơ hội lựa chọn giống để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện cuộc sống
Có thể bạn quan tâm

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Những ngày này không khí ở xóm Minh Hồ (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp) náo nhiệt hẳn lên, bởi bà con đang bước vào mùa thu hoạch cam với niềm vui được mùa. Khắp các vườn trong xóm, xung quanh nhà, đâu đâu cũng thấy màu vàng chín rộ của những vườn cam quả trĩu cành.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.

Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.

Trồng thanh long sau Long An nhưng Bình Thuận nhanh chóng trở thành thủ phủ của cây này với 24.000 ha, gấp 1.000 lần so với cách đây 20 năm. Năm 1990, anh Trần Ngọc Hiệp bán chiếc xe máy Honda 67 mua được 3 ha đất tại Hàm Thuận Nam đã trồng thử và điều bất ngờ đã đến, đất đai tại Bình Thuận còn hợp thanh long hơn so với Long An, nơi anh lấy giống. Rồi từ 3 ha đấy anh phát triển lên 30, 70, 100, 300 ha.