Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng cây mì Vĩnh Thạnh

Triển vọng cây mì Vĩnh Thạnh
Ngày đăng: 30/11/2015

Vĩnh Thạnh có diện tích tự nhiên 74.000 ha, đất đai đa dạng, có 2 vùng tiểu khí hậu khác nhau, tương ứng với mỗi vùng là sự đa dạng sinh học và phù hợp cho mỗi loại cây trồng đặc thù.

Trước hết, để đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, người dân Vĩnh Thạnh đã tích cực khai hoang các vùng đất trũng thấp làm lúa nước, nâng diện tích lên hơn 900 ha, đưa các loại giống lúa mới vào trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất ngày càng cao, nhiều xã như Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hiệp đạt năng suất trên dưới 65tạ/ha/vụ.

Khi nguồn lương thực cơ bản ổn định, người dân Vĩnh Thạnh tiếp tục khai thác có hiệu quả đất đai, nguồn nhân lực và các thế mạnh khác của địa phương.

Trong trồng trọt, cây mì đang được xem là cây trồng chủ lực trên vùng đất này, nhiều nhất là ở xã Vĩnh Sơn.

Theo ông Đặng Văn Khánh, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Sơn: “Hiện nay bà con ở đây trồng rất nhiều mì, có lẽ không dưới 500 ha.

Mì ở Vĩnh Sơn được trồng quanh năm chứ không theo mùa vụ nhất định, mùa nào cũng trồng được nên hầu như nhà nào cũng trồng”.

Ông Đinh Nhơch - ở làng K2, xã Vĩnh Sơn - cho biết: “Năm rồi gia đình mình làm 1 ha mì, thu được gần 60 triệu đồng, năm nay nghe ở huyện xây dựng nhà máy chế biến, mình trồng luôn 4 ha.

Chỉ mong giá mì ổn định để bà con được nhờ.

Theo tính toán của bà con ở đây, trồng mì lãi nhiều so với trồng keo lai, bời lời hoặc các loại cây dài ngày khác.

Cụ thể, một hecta đất trồng keo sau 5 năm cho thu nhập bình quân 70 triệu đồng, trong khi đó một hecta mì sau 12 tháng cho thu hoạch khoảng 32,3 tấn, với giá hiện nay 1.800đ/kg củ mì tươi thì bà con có thu nhập trên dưới 58 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Hữu Xuân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thạnh: Hiện nay diện tích mì toàn huyện khoảng trên 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Sơn và Vĩnh Kim.

Tuy nhiên, lâu nay bà con trồng theo lối quảng canh, ít chăm sóc nên năng suất đạt thấp.

Trong năm tới, huyện có kế hoạch nâng diện tích mì lên khoảng 1.300 ha, quỹ đất để phát triển cây mì là diện tích chuyển đổi từ đất trồng mía và đất trồng điều kém hiệu quả.

Tại cuộc họp giữa lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thạnh và đại diện Nhà máy chế biến tinh bột mì Nhiệt Đồng Tâm mới đây, hai bên đã thống nhất kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mì trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

Trước mắt trong vụ này, Vĩnh Thạnh sẽ đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu trồng mì với diện tích 30 ha tại xã Vĩnh Quang, nhà máy sẽ hỗ trợ giống mì mới và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây mì để tăng năng suất.

Ông Nguyễn Uyển, Phó Giám đốc Nhà máy chế biến tinh bột mì Nhiệt Đồng Tâm, cho biết: “Việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu là chiến lược lâu dài của nhà máy, với công suất sản xuất 250 tấn tinh bột mì mỗi ngày, nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy là rất lớn, nếu chỉ tính hoạt động 6 tháng/năm thì nhà máy phải có vùng nguyên liệu chừng 9.000 ha.

Trước mắt, đơn vị sẽ hỗ trợ mì giống cao sản cho nông dân và mời các chuyên gia hướng dẫn bà con kỹ thuật thâm canh.

Quan trọng nhất là phải giữ được giá thu mua mì có lợi cho nông dân, đây là cách tốt nhất để phát triển vùng nguyên liệu bền vững”.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận

Chỉ với ba sào đất trồng cây hoa Lily để bán trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nam, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng…

23/06/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.

23/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cần Cù Chịu Khó Thoát Nghèo Nhờ Cần Cù Chịu Khó

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

23/06/2013
Cam Bù Hương Sơn Cam Bù Hương Sơn

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người Hương Sơn lại thi nhau ra vườn hái chọn lấy những quả cam bù đẹp nhất trong vườn đưa vào đặt lên bàn thờ cúng Tổ tiên bằng cả tấm lòng qua một năm gặt hái. Bởi vào dịp tết cổ truyền dân tộc là cam bù Hương Sơn lại vào mùa thu hoạch.

23/06/2013
Chàng Thanh Niên Mê Cây Cà Phê Chàng Thanh Niên Mê Cây Cà Phê

Nguyễn Ngọc Tứ, bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng được mọi người gọi bằng cái tên “Chàng thanh niên mê cây cà phê”.

23/06/2013