Triển vọng cây mì Vĩnh Thạnh

Vĩnh Thạnh có diện tích tự nhiên 74.000 ha, đất đai đa dạng, có 2 vùng tiểu khí hậu khác nhau, tương ứng với mỗi vùng là sự đa dạng sinh học và phù hợp cho mỗi loại cây trồng đặc thù.
Trước hết, để đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, người dân Vĩnh Thạnh đã tích cực khai hoang các vùng đất trũng thấp làm lúa nước, nâng diện tích lên hơn 900 ha, đưa các loại giống lúa mới vào trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất ngày càng cao, nhiều xã như Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hiệp đạt năng suất trên dưới 65tạ/ha/vụ.
Khi nguồn lương thực cơ bản ổn định, người dân Vĩnh Thạnh tiếp tục khai thác có hiệu quả đất đai, nguồn nhân lực và các thế mạnh khác của địa phương.
Trong trồng trọt, cây mì đang được xem là cây trồng chủ lực trên vùng đất này, nhiều nhất là ở xã Vĩnh Sơn.
Theo ông Đặng Văn Khánh, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Sơn: “Hiện nay bà con ở đây trồng rất nhiều mì, có lẽ không dưới 500 ha.
Mì ở Vĩnh Sơn được trồng quanh năm chứ không theo mùa vụ nhất định, mùa nào cũng trồng được nên hầu như nhà nào cũng trồng”.
Ông Đinh Nhơch - ở làng K2, xã Vĩnh Sơn - cho biết: “Năm rồi gia đình mình làm 1 ha mì, thu được gần 60 triệu đồng, năm nay nghe ở huyện xây dựng nhà máy chế biến, mình trồng luôn 4 ha.
Chỉ mong giá mì ổn định để bà con được nhờ.
Theo tính toán của bà con ở đây, trồng mì lãi nhiều so với trồng keo lai, bời lời hoặc các loại cây dài ngày khác.
Cụ thể, một hecta đất trồng keo sau 5 năm cho thu nhập bình quân 70 triệu đồng, trong khi đó một hecta mì sau 12 tháng cho thu hoạch khoảng 32,3 tấn, với giá hiện nay 1.800đ/kg củ mì tươi thì bà con có thu nhập trên dưới 58 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Hữu Xuân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thạnh: Hiện nay diện tích mì toàn huyện khoảng trên 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Sơn và Vĩnh Kim.
Tuy nhiên, lâu nay bà con trồng theo lối quảng canh, ít chăm sóc nên năng suất đạt thấp.
Trong năm tới, huyện có kế hoạch nâng diện tích mì lên khoảng 1.300 ha, quỹ đất để phát triển cây mì là diện tích chuyển đổi từ đất trồng mía và đất trồng điều kém hiệu quả.
Tại cuộc họp giữa lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thạnh và đại diện Nhà máy chế biến tinh bột mì Nhiệt Đồng Tâm mới đây, hai bên đã thống nhất kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mì trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.
Trước mắt trong vụ này, Vĩnh Thạnh sẽ đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu trồng mì với diện tích 30 ha tại xã Vĩnh Quang, nhà máy sẽ hỗ trợ giống mì mới và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây mì để tăng năng suất.
Ông Nguyễn Uyển, Phó Giám đốc Nhà máy chế biến tinh bột mì Nhiệt Đồng Tâm, cho biết: “Việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu là chiến lược lâu dài của nhà máy, với công suất sản xuất 250 tấn tinh bột mì mỗi ngày, nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy là rất lớn, nếu chỉ tính hoạt động 6 tháng/năm thì nhà máy phải có vùng nguyên liệu chừng 9.000 ha.
Trước mắt, đơn vị sẽ hỗ trợ mì giống cao sản cho nông dân và mời các chuyên gia hướng dẫn bà con kỹ thuật thâm canh.
Quan trọng nhất là phải giữ được giá thu mua mì có lợi cho nông dân, đây là cách tốt nhất để phát triển vùng nguyên liệu bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 10 năm nay, phong trào nuôi cá sấu ở miền Tây phát triển khá rầm rộ. Theo số liệu thống kê, tổng đàn cá sấu nuôi tại Đồng Tháp, An Giang và Long An từ năm 2011 đến nay lên đến 72.000 con. Riêng tại Bạc Liêu lên tới 320.000 con, đứng đầu các tỉnh.

Bắc Giang có diện tích nuôi trồng thuỷ sản vào khoảng 12. 000 ha, sản lượng đạt trên 27 nghìn tấn/năm và là địa phương có diện tích và sản lượng thuỷ sản lớn thứ 2 trong số 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau Quảng Ninh. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề tiêu úng đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản vẫn bộc lộ những bất cập.

Ngày 30-8, UBND huyện An Phú tổ chức lễ phát động và thả 1.500kg cá giống, với số lượng khoảng 1,2 con giống, thuộc 20 loại cá bản địa có nguồn gốc từ tự nhiên xuống Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu đến dự và tham gia lễ thả cá.

Ngày 29-8, ông Trần Phúc Chỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng các thành viên đoàn giám sát đã làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Số liệu thống kê cho thấy, đến nay đã có khoảng 50 loài thủy sinh vật ngoại lai được nhập vào Việt Nam với mục đích nuôi thương phẩm và khoảng 190 loài cá cảnh được nhập để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Trong sô các loài cá cảnh được nhập có cá lau kính, hay còn gọi là cá tỳ bà hoặc cá dọn bể (Hypostomus punctatus).