Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Khai Vụ Mùa Ở Krông Nô Đẩy Mạnh Sản Xuất Để Có Năng Suất, Chất Lượng Cao

Triển Khai Vụ Mùa Ở Krông Nô Đẩy Mạnh Sản Xuất Để Có Năng Suất, Chất Lượng Cao
Ngày đăng: 10/05/2014

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Krông Nô thì vụ mùa năm 2014, địa phương sẽ gieo trồng trên 47.500 ha cây trồng các loại, phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực hơn 104.000 tấn (bao gồm lúa 16.000 tấn, ngô 87.595 tấn).

Ngoài ra, địa phương còn phấn đấu phát triển thêm 1.300 ha rừng… Đến nay, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên bà con nông dân đang tập trung xuống giống các loại cây hoa màu và một số vùng trũng thấp, ven sông đang chuẩn bị làm đất để gieo cấy vụ hè thu.

Để thực hiện tốt kế hoạch gieo trồng, huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành chuyên môn và địa phương trên địa bàn tích cực chuẩn bị đầy đủ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại… Nhờ đó, việc triển khai sản xuất đến nay diễn ra thuận lợi và tiến độ gieo trồng đúng thời vụ, đúng kế hoạch đề ra.

Đối với cây lúa nước, huyện đã yêu cầu các địa phương cần khẩn trương gieo cấy sớm, ngay sau khi thu hoạch xong vụ đông xuân, nhất là các xã vùng ven sông Krông Nô. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cũng đã hướng dẫn các xã xác định cơ cấu giống lúa phù hợp cho từng vùng, chuẩn bị đủ nguồn giống có chất lượng phục vụ sản xuất và dự phòng khi thiên tai xảy ra, chú trọng công tác thâm canh tăng vụ…

Đồng thời, huyện cũng khuyến cáo người dân không nên tự để giống và lấy “thóc thịt” ra làm giống mà phải sử dụng các loại giống lúa do các công ty có uy tín cung cấp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Theo đó, bà con nên sử dụng các giống lúa như IR 64, OM 3536, B-TE1, ĐT34, Nghi hương 2308, NA – 2, Kim ưu 725… Đây là những giống lúa đạt hiệu quả cao qua thực tế sản xuất nhiều năm qua tại địa phương. Còn đối với cây ngô, để đạt được chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu vụ, các cấp, ngành chuyên môn của huyện đã tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sử dụng các giống ngô cho năng suất cao, phù hợp với từng chân đất như LVN 24, LVN 25, DK 8868, CP 33, C919, Bioseed 9698, NK 67 ...

Riêng đối với các loại cây đậu đỗ, rau, địa phương ưu tiên bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng giống mới có điều kiện luân canh tăng vụ nhằm tạo công ăn, việc làm cho người dân.

Tại xã Nam Đà, Đắk D’rô, Đức Xuyên..., các địa phương sẽ tập trung mở rộng diện tích rau an toàn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và các vùng lân cận. Ngoài ra, huyện cũng xây dựng kế hoạch ổn định diện tích cà phê ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, có nguồn nước tưới ổn định.

Đồng thời, việc hướng dẫn người dân tăng cường chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cũng như thực hiện các biện pháp tái canh, áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, tiết kiệm chi phí để tạo ra sản phẩm cà phê sạch được ngành chuyên môn huyện quan tâm.

Ngoài cây cà phê thì cây điều, cây cao su, cây ca cao cũng được huyện chú trọng thúc đẩy phát triển. Trong đó, công tác tập huấn chăm sóc, phòng trừ bệnh hại, cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn người dân chuyển đổi diện tích điều sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn đã được triển khai; khuyến khích người dân mở rộng diện tích ca cao dưới tán điều; khuyến cáo không chặt bỏ cây cao su bừa bãi… đã và đang được các cấp, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương trên địa bàn huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát và định hướng để người dân ổn định sản xuất.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất như kỹ thuật sạ tập trung, ICM (3 giảm, 3 tăng).., thì công tác thủy lợi cũng được huyện quan tâm.

Do đó, để đảm bảo nước tưới cho 2.472 ha lúa hè thu và thu đông, các địa phương trong huyện đã đôn đốc người dân khẩn trương nạo vét kênh mương, tập trung sửa chữa những công trình hư hỏng để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho toàn bộ mùa vụ.

Với sự chuẩn bị khá kỹ trong việc chỉ đạo sản xuất, phòng trừ dịch hại, phòng chống thiên tai một cách khá chủ động, hy vọng, bà con nông dân sẽ có được một vụ mùa bội thu.


Có thể bạn quan tâm

Cá Bớp Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Bớp Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Nhưng giờ đã lỗ gần 50 triệu đồng. Ông Vũ cho biết thêm, ông đầu tư vốn thả nuôi 860 con cá bớp giống từ tháng 8-2014. Nhờ chăm sóc kỹ nên cá nuôi phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khi cá có trọng lượng từ 4 - 5kg thì bắt đầu có dấu hiệu bỏ ăn và chết từ từ. Mỗi ngày có từ 4 đến 5 con chết, thậm chí có ngày lên đến chục con.

16/01/2015
Giảm 50% Thiệt Hại Về Tôm So Với 2014 Giảm 50% Thiệt Hại Về Tôm So Với 2014

Để tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản với mục tiêu trong năm 2015 sẽ tập trung phòng, chống bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên nuôi tôm nước lợ.

16/01/2015
Nuôi Con “Mình Bạc Vây Vàng” Nuôi Con “Mình Bạc Vây Vàng”

Bãi biển Kim Sơn những ngày đầu năm 2015 khá trầm lắng. Vụ tôm năm trước, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy “làm mưa làm gió” vùng thủy sản. Làm ăn thua lỗ, chủ ao, đầm sợ mầm bệnh vẫn luẩn quẩn trong nước nên chẳng mặn mà đầu tư thả tôm giống.

16/01/2015
Nghệ An Kiểm Soát Con Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Nghệ An Kiểm Soát Con Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.

16/01/2015
An Giang Kiểm Soát Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Để Cạnh Tranh Công Bằng Hơn An Giang Kiểm Soát Giá Thức Ăn Chăn Nuôi Để Cạnh Tranh Công Bằng Hơn

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.

16/01/2015