Triển Khai Trồng Rừng Bằng Cây Keo Tai Tượng

Năm 2011, từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông 2 huyện Yên Sơn và Hàm Yên triển khai thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh cây keo tai tượng với diện tích 85 ha tại 3 xã là: Nhữ Hán, Tân Long (Yên Sơn) 41 ha; Hùng Đức (Hàm Yên) 44 ha, có 76 hộ gia đình tham gia với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.
Với hình thức Nhà nước hỗ trợ 100% cây giống và 50% phân bón, số còn lại do người dân tham gia mô hình sẽ tự đầu tư. Để mô hình đạt kết quả cao, ngay từ khi bắt đầu triển khai, Trung tâm khuyến nông đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với UBND các xã lựa chọn địa điểm, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc, đồng thời cung ứng 155.210 cây keo giống và hơn 13 tấn phân bón cho các hộ tham gia. Hiện nay, các hộ đã trồng xong và đang chăm sóc năm thứ nhất. Giống keo tai tượng trên sau khi trồng từ 8-10 năm sẽ bắt đầu cho khai thác, ước tính khi thu có giá trị trung bình đạt từ 100 -120 triệu đồng/ha. Toàn bộ sản lượng cây trồng người trồng sẽ được hưởng lợi.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển biến tích cực đó là nhờ chú trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ. Người dân Mường Pồn đều ý thức được việc giữ rừng để hưởng lợi từ rừng.

Ngay sau đó, Cục BVTV phối hợp với các địa phương triển khai công tác hỗ trợ nông dân phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn với tổng kinh phí trên 173 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chi hơn 122 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 51 tỉ đồng.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên vườn cây, ao cá theo hướng sản xuất an toàn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần tạo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững đã và đang được người dân ở thị xã Ngã Bảy thực hiện. Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy cũng đã triển khai mô hình trồng cam sành trên diện tích 15ha và nuôi cá tra 5ha theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hiện nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch niên vụ mía đường năm 2014-2015. Tuy nhiên, với sản lượng đường tồn kho khá lớn tại các nhà máy, giá thu mua mía nguyên liệu thấp, từ đó khiến nhà máy và nông dân đều gặp khó.

Sau một thời gian phát triển, đến nay huyện Yên Lập mới có 10 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNN&PTNT; trong đó có 2 trang trại tổng hợp và 8 trang trại chăn nuôi. Qua khảo sát, tổng hợp, vốn đầu tư của các trang trại đến giữa năm 2014 đạt 16,72 tỷ đồng, gồm gần 9 tỷ vốn tự có và hơn 7,8 tỷ đồng vốn vay; doanh thu từ trang trại năm qua đạt 15,657 tỷ đồng, bình quân 1,56 tỷ đồng/trang trại.