Triển Khai Tiêm Phòng Vác Xin Đợt II Cho Đàn Vật Nuôi

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, từ ngày 3-10 đến ngày 3-11, các huyện, thành, thị triển khai tiêm phòng vác xin cho đàn vật nuôi đợt II năm 2014.
Đối với các loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm: Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm được triển khai tại 38 xã, thị trấn (16 xã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A, 5 xã nguy cơ cao với bệnh cúm gia cầm H5N6), thuộc các huyện: Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao và 17 xã thuộc huyện Tân Sơn.
Tiêm phòng vác xin lở mồm long móng gia súc; vác xin tụ huyết trùng trâu, bò; vác xin dịch tả lợn; vác xin dại chó, mèo triển khai tại 13 huyện, thành, thị; tiêm vác xin tai xanh tại 17 xã thuộc huyện Tân Sơn. UBND tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân triển khai tiêm phòng các loại vác xin phòng, chống các loại bệnh khác cho đàn gia súc, gia cầm để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.
Trong 2 ngày 1 và 2-10, Chi cục Thú y đã khẩn trương cấp phát vác xin cho các huyện triển khai tiêm phòng và hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan thú y; quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại vác xin, tránh lãng phí.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại gặp lúc lúa rớt giá thê thảm, bán không được.

ky thuat nuoi ca tra thit trang, ky thuat nuoi ca tra, cach nuoi ca tra thit trang, ca tra bi benh, cham soc ca tra, ca tra thit trang, lam sao de ca tra co thit trang

Theo ông Lê Thiết Cương- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội), trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, dồn điền, đổi thửa là một nội dung rất quan trọng quyết định đến các tiêu chí khác.

Nhím là loài vật hoang dã, thịt nhím được nhiều người ưa chuộng, vì thế nhiều hộ chăn nuôi ở Đông Hưng (Thái Bình) đã tìm nuôi loài vật mới lạ này và coi đó là cách làm giàu hiệu quả.

Dựa vào các bãi triều dọc theo sông, bằng những mành lưới nhỏ vây xung quanh, nhiều người dân xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) đã tạo ra những khu nuôi sò huyết lý tưởng. Tuy diện tích nuôi của mỗi hộ không nhiều, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên nhưng mỗi công (1.000 m2) đất, người nuôi sò huyết cũng thu lợi nhuận đến hơn 50 triệu đồng/năm.