Triển Khai Tiêm Phòng Vác Xin Đợt II Cho Đàn Vật Nuôi

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, từ ngày 3-10 đến ngày 3-11, các huyện, thành, thị triển khai tiêm phòng vác xin cho đàn vật nuôi đợt II năm 2014.
Đối với các loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm: Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm được triển khai tại 38 xã, thị trấn (16 xã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A, 5 xã nguy cơ cao với bệnh cúm gia cầm H5N6), thuộc các huyện: Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao và 17 xã thuộc huyện Tân Sơn.
Tiêm phòng vác xin lở mồm long móng gia súc; vác xin tụ huyết trùng trâu, bò; vác xin dịch tả lợn; vác xin dại chó, mèo triển khai tại 13 huyện, thành, thị; tiêm vác xin tai xanh tại 17 xã thuộc huyện Tân Sơn. UBND tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân triển khai tiêm phòng các loại vác xin phòng, chống các loại bệnh khác cho đàn gia súc, gia cầm để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.
Trong 2 ngày 1 và 2-10, Chi cục Thú y đã khẩn trương cấp phát vác xin cho các huyện triển khai tiêm phòng và hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan thú y; quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại vác xin, tránh lãng phí.
Có thể bạn quan tâm

6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 2,71 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,13 tỷ USD. Trong đó, An Giang xuất 223.700 tấn gạo, tương đương 101 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 11,3% về giá trị so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là gạo không có thương hiệu nên xuất ở phân khúc cấp thấp, giá bán dưới giá sàn.
Dù năng suất đạt khả quan hơn so với vụ hè thu năm 2014 nhưng giá thành sản phẩm mùa vụ này lại tăng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài khiến cây lúa phải đối mặt với dịch bệnh, chậm phát triển, người dân phải tốn nhiều chi phí hơn cho đồng ruộng.

Cứ đến mùa sen, những người trồng sen lưu động lại lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Với họ, nghề này không đơn giản để kiếm cái ăn mà còn tiếp nối truyền thống của gia đình tự bao đời nay.

Ông Nguyễn Văn Phúc - nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tham gia dự án trồng rau theo quy trình VietGAP của METRO Cash & Carry Vietnam - cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn, từ đó có thể tăng cơ hội bán hàng”.

Ở ĐBSCL, hình ảnh những người thương lái vào tận ruộng lúa, vườn cây ăn trái... để thu mua nông sản của nông dân không còn xa lạ. Nhanh gọn, đơn giản và trả tiền ngay là nét đặc trưng trong phương thức mua bán này. Với những hộ thiếu vốn sản xuất, họ sẵn sàng cho vay.