Triển khai thực hiện cánh đồng lớn luân canh lúa tôm

Xã Khánh Hòa với tổng diện tích là 265 ha và có 124 nông dân tham gia.
Hầu hết những hộ dân tham gia mô hình cánh đồng lớn đều được ngành chuyên môn tập huấn về kỹ thuật sản xuất, canh tác lúa. Bà con nông dân đã chọn giống lúa OM – 2517 và Một bụi đỏ để sản xuất.
Đến thời điểm này đã xuống giống được hơn 70 ha; trong đó, lúa sạ hơn 45 ha
. Hiện tại các trà lúa đang phát triển rất tốt, bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi xuống giống các diện tích còn lại, dự kiến đến giữa tháng 10 này sẽ xuống giống dứt điểm mô hình luân canh lúa – tôm.
Bà con nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm được hỗ trợ 30% tôm giống và lúa giống; đặc biệt là còn được kỹ sư nông nghiệp trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho đến khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Tại các chợ lẻ, nhiều tiểu thương TP.HCM cho biết lượng hàng hóa chuẩn bị Tết Đoan ngọ khá nhiều nhưng giá vẫn tăng nhẹ.

Do tôm chết kéo dài làm cho không ít bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhiều hộ vay vốn ngân hàng để cải tạo và mua giống thả nuôi với mong muốn có được kết quả khả quan. Nhưng tình trạng tôm chết vẫn cứ diễn ra…

Đa phần nông dân ít được hướng dẫn về an toàn lao động (ATLĐ). Tuy nhiên, nhiều xã tại tỉnh Thái Nguyên, bà con được hướng dẫn cũng chẳng làm theo.

Hệ lụy của việc buôn bán và sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trên heo vừa mới tạm lắng thì dịch heo tai xanh tái bùng phát và có nguy cơ lây lan. Theo thống kê của Cục Thú y, cả nước có 8 tỉnh, thành xảy ra dịch và buộc phải công bố. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại khá nặng nề. Giá heo hơi một thời gian dài không "ngóc đầu" lên nổi thì nay tiếp tục giảm.

Nếu như trước kia chỉ có các chủ vườn xoài mới “bán lá” (theo cách gọi của nhà vườn địa phương) cho thương lái, thì nay hàng loạt vườn trồng cam sành ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã bị nhà vườn bán cho thương lái. Theo đó, chủ vườn thoả thuận giá cả và giao cả mảnh vườn cho thương lái canh tác theo thời gian giao kèo