Triển Khai Thí Điểm Quản Lý Đàn Lợn Giống

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, từ tháng 9-2014 đến tháng 12-2014, tập trung vào các nội dung như: Tổ chức tập huấn, quán triệt các nội dung của kế hoạch cho đội ngũ cán bộ tham gia chương trình; tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, sử dụng lợn đực giống và tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng lợn đực giống cho người chăn nuôi; tổ chức thống kê, đeo thẻ tai cho 100% số lợn đực giống của tỉnh; đánh giá phân tích chất lượng đàn lợn đực giống; lập hồ sơ theo dõi, quản lý biến động đàn lợn đực giống; tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện các biện pháp tiếp theo để nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong ngành tập trung triển khai kế hoạch một cách quyết liệt và đề nghị các huyện, thành, thị coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chỉ đạo, vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và người chăn nuôi để từng bước quản lý tốt đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.

Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.

Sau thành công từ mô hình nuôi cá vược thương phẩm của ông Hà Quang Minh (xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn, Diễn Châu - Nghệ An), 16 hộ khác trong xã đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư cải tạo ao đầm, mua cá giống về thả. Hiện nay, đàn cá đang phát triển tốt và hứa hẹn thành công.

Đu đủ đang là đối tượng cây trồng có hiệu quả, góp phần tăng thu quan trọng của nhiều hộ dân ở Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên).

Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nuôi cá tra theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông dân, doanh nghiệp tăng giá trị cho con cá tra thương phẩm, đảm bảo lợi ích cho người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu.