Triển Khai Thí Điểm Quản Lý Đàn Lợn Giống

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, từ tháng 9-2014 đến tháng 12-2014, tập trung vào các nội dung như: Tổ chức tập huấn, quán triệt các nội dung của kế hoạch cho đội ngũ cán bộ tham gia chương trình; tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, sử dụng lợn đực giống và tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng lợn đực giống cho người chăn nuôi; tổ chức thống kê, đeo thẻ tai cho 100% số lợn đực giống của tỉnh; đánh giá phân tích chất lượng đàn lợn đực giống; lập hồ sơ theo dõi, quản lý biến động đàn lợn đực giống; tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện các biện pháp tiếp theo để nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong ngành tập trung triển khai kế hoạch một cách quyết liệt và đề nghị các huyện, thành, thị coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chỉ đạo, vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và người chăn nuôi để từng bước quản lý tốt đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi nên người trồng lê ở huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có một vụ lê khá thành công.

Con giống sạch, thức ăn sạch, nền chuồng sạch, môi trường sạch, giết mổ sạch… hầu hết các công đoạn chăn nuôi ở đây đều sạch. Thoạt nghe cứ như hoang tưởng, song nó hoàn toàn có thật.

Vài ngày nay, tại Nghệ An bắt đầu có những trận mưa lớn sau thời gian dài hạn khốc liệt. Mưa dường như khiến nông dân buồn thêm trong tiếc nuối.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với các cơ chế và chính sách cho ngành chăn nuôi bò sữa thiếu và yếu như hiện nay thì việc nông dân nuôi bò sữa thua lỗ, phá sản và phải nhường chỗ cho sữa nguyên liệu ngoại nhập là thực trạng khó tránh khỏi .

“Nhờ bỏ nghề may chuyển sang nuôi gà mà đến năm 2000, tôi đã tậu được xe hơi gần 1 tỷ đồng, xây một căn nhà trị giá 400 triệu đồng. Năm 2014 vừa qua, gia đình tôi lại xây thêm căn biệt thự này trị giá hơn 3 tỷ đồng...”.