Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Khai Thí Điểm Quản Lý Đàn Lợn Giống

Triển Khai Thí Điểm Quản Lý Đàn Lợn Giống
Ngày đăng: 23/10/2014

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, từ tháng 9-2014 đến tháng 12-2014, tập trung vào các nội dung như: Tổ chức tập huấn, quán triệt các nội dung của kế hoạch cho đội ngũ cán bộ tham gia chương trình; tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, sử dụng lợn đực giống và tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng lợn đực giống cho người chăn nuôi; tổ chức thống kê, đeo thẻ tai cho 100% số lợn đực giống của tỉnh; đánh giá phân tích chất lượng đàn lợn đực giống; lập hồ sơ theo dõi, quản lý biến động đàn lợn đực giống; tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện các biện pháp tiếp theo để nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong ngành tập trung triển khai kế hoạch một cách quyết liệt và đề nghị các huyện, thành, thị coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chỉ đạo, vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và người chăn nuôi để từng bước quản lý tốt đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra

Cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Lâm Đồng đã phải cầu cứu các siêu thị ở TPHCM hợp tác để tiêu thụ cà chua cho nông dân. Sau 1 tuần, hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC vào cuộc và mở chiến dịch vận động người dân TPHCM “Ăn cà chua giúp nông dân Lâm Đồng”, giá cà chua từ mức 10.000 đồng/3kg đã kéo lên được 15.000 đồng/2kg tại các chợ truyền thống. Trước đó là vụ vải thiều Bắc Giang, hành tây…

09/11/2014
Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.

13/11/2014
Đổi Đời Nhờ… Mạng Đổi Đời Nhờ… Mạng

Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.

13/11/2014
Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

09/11/2014
Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

09/11/2014