Triển Khai Thí Điểm Quản Lý Đàn Lợn Giống

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, từ tháng 9-2014 đến tháng 12-2014, tập trung vào các nội dung như: Tổ chức tập huấn, quán triệt các nội dung của kế hoạch cho đội ngũ cán bộ tham gia chương trình; tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, sử dụng lợn đực giống và tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng lợn đực giống cho người chăn nuôi; tổ chức thống kê, đeo thẻ tai cho 100% số lợn đực giống của tỉnh; đánh giá phân tích chất lượng đàn lợn đực giống; lập hồ sơ theo dõi, quản lý biến động đàn lợn đực giống; tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện các biện pháp tiếp theo để nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong ngành tập trung triển khai kế hoạch một cách quyết liệt và đề nghị các huyện, thành, thị coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chỉ đạo, vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền và người chăn nuôi để từng bước quản lý tốt đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục định hướng chuyển dần phương thức chăn nuôi của Việt Nam từ nông hộ sang trang trại.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Ngành khuyến nông phải tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

Phú Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển khai thác thủy sản. Hiện tại toàn tỉnh có khoảng 6.139 chiếc tàu thuyền, với tổng công suất 302.511CV. Trong đó tàu thuyền có công suất từ 90CV trở lên là 1.033 chiếc, còn lại có công suất dưới 90CV hoạt động khai thác ở vùng lộng và gần bờ.

Bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Đến nay, đơn vị đã phối hợp với Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn tiến hành lắp đặt 238 thiết bị công nghệ Movimar (còn gọi là thiết bị quan sát tài cá qua vệ tinh) cho các tàu cá khai thác xa bờ trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định.

Kể từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp tự phát tăng cao, nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và thắp sáng “nóng” lên hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng điện không an toàn đang là vấn đề đáng báo động.