Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Khai Quy Chế Quản Lý Và Sử Dụng Nhãn Hiệu Tập Thể Khoai Lang Bình Tân

Triển Khai Quy Chế Quản Lý Và Sử Dụng Nhãn Hiệu Tập Thể Khoai Lang Bình Tân
Ngày đăng: 22/04/2014

Sáng 16/4/2014, Hội Nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức hội nghị triển khai quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”. Đến dự có ông Nguyễn Đức Hạnh- Phó Trưởng Bộ môn Bảo quản và chế biến- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương; lãnh đạo một số ban ngành huyện; các đơn vị và cá nhân có liên quan.

Hội nghị thông qua quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” của Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học- Công nghệ; quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” của UBND huyện Bình Tân.

Qua triển khai, áp dụng quy chế nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện cùng nhau xây dựng, quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” trở thành “thương hiệu” mạnh trên thị trường trong- ngoài nước.

Theo đó, từ nay, 22 cá nhân, đại diện Hội Nông dân huyện và chi hội nông dân 11 xã, 5 hợp tác xã và 2 đơn vị kinh doanh trên địa bàn được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai lang tại địa phương.

Dịp này, các đại biểu nghe báo cáo thực tế về quy trình sản xuất nông sản an toàn theo hướng GlobalGAP của Hợp tác xã Nông nghiệp- dịch vụ Thành Đông; kết quả xây dựng cánh đồng mẫu 40ha khoai lang Thành Đông sản xuất theo mô hình VietGAP.

Qua vụ sản xuất đầu tiên, năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch đạt 36- 37 tạ/công (cao hơn ngoài mô hình từ 1- 2 tạ/công); khoai thu hoạch loại 1 nhiều hơn ngoài mô hình từ 300- 500 kg/công; chi phí sản xuất giảm 30%, lợi nhuận thu về nhiều hơn khoảng 3 triệu đồng/công. Với mức giá 800.000 đ/tạ (60kg), mỗi công khoai, nông dân đạt lợi nhuận từ 15- 20 triệu đồng.

Từ đầu năm đến nay, huyện Bình Tân đã xuống giống được hơn 7.141ha khoai lang, nhiều nhất là khoai tím Nhật. Bà con đã thu hoạch được hơn 1.398ha.


Có thể bạn quan tâm

Giảm Mục Tiêu Xuất Khẩu Gạo Chính Ngạch Giảm Mục Tiêu Xuất Khẩu Gạo Chính Ngạch

Tuy đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo XK sang Philippines từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, nhưng đến giờ này, nhìn chung XK gạo chính ngạch của nước ta vẫn đang tiếp tục gặp những khó khăn lớn về mặt thị trường.

14/05/2014
Bất Cập Trong Cung Ứng Tôm Giống Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Bất Cập Trong Cung Ứng Tôm Giống Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

03/06/2014
Hơn 25 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Do Sốc Nước Hơn 25 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Do Sốc Nước

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.

15/05/2014
Sen Tịnh Tâm Với Nỗi Lo Mất Dần Thương Hiệu Truyền Thống Sen Tịnh Tâm Với Nỗi Lo Mất Dần Thương Hiệu Truyền Thống

Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.

03/06/2014
Thú Vị Hồ Tiêu Việt Nam Thú Vị Hồ Tiêu Việt Nam

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

03/06/2014