Triển Khai Quy Chế Quản Lý Và Sử Dụng Nhãn Hiệu Tập Thể Khoai Lang Bình Tân

Sáng 16/4/2014, Hội Nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức hội nghị triển khai quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”. Đến dự có ông Nguyễn Đức Hạnh- Phó Trưởng Bộ môn Bảo quản và chế biến- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương; lãnh đạo một số ban ngành huyện; các đơn vị và cá nhân có liên quan.
Hội nghị thông qua quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” của Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học- Công nghệ; quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” của UBND huyện Bình Tân.
Qua triển khai, áp dụng quy chế nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện cùng nhau xây dựng, quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” trở thành “thương hiệu” mạnh trên thị trường trong- ngoài nước.
Theo đó, từ nay, 22 cá nhân, đại diện Hội Nông dân huyện và chi hội nông dân 11 xã, 5 hợp tác xã và 2 đơn vị kinh doanh trên địa bàn được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai lang tại địa phương.
Dịp này, các đại biểu nghe báo cáo thực tế về quy trình sản xuất nông sản an toàn theo hướng GlobalGAP của Hợp tác xã Nông nghiệp- dịch vụ Thành Đông; kết quả xây dựng cánh đồng mẫu 40ha khoai lang Thành Đông sản xuất theo mô hình VietGAP.
Qua vụ sản xuất đầu tiên, năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch đạt 36- 37 tạ/công (cao hơn ngoài mô hình từ 1- 2 tạ/công); khoai thu hoạch loại 1 nhiều hơn ngoài mô hình từ 300- 500 kg/công; chi phí sản xuất giảm 30%, lợi nhuận thu về nhiều hơn khoảng 3 triệu đồng/công. Với mức giá 800.000 đ/tạ (60kg), mỗi công khoai, nông dân đạt lợi nhuận từ 15- 20 triệu đồng.
Từ đầu năm đến nay, huyện Bình Tân đã xuống giống được hơn 7.141ha khoai lang, nhiều nhất là khoai tím Nhật. Bà con đã thu hoạch được hơn 1.398ha.
Có thể bạn quan tâm

Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó "đầu ra" thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.

Tháng 8/2012, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ nông dân nuôi thí điểm cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông. Sau gần một năm thực hiện, bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt.

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

Châu Thành (Tiền Giang) được xem là “vương quốc rau” của tỉnh và đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên triển khai mô hình sản xuất rau an toàn. Thế nhưng, qua hơn 10 năm từ khi mô hình đầu tiên được triển khai quá trình xây dựng vùng rau an toàn vẫn loay hoay tìm hướng đi.

Đến nay, vụ lạc ở Thừa Thiên - Huế đã thu hoạch xong được hơn 1 tháng, nhưng do giá xuống quá thấp và thương lái ít thu mua nên người dân khó bán được lạc.