Triển Khai Quy Chế Quản Lý Và Sử Dụng Nhãn Hiệu Tập Thể Khoai Lang Bình Tân

Sáng 16/4/2014, Hội Nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức hội nghị triển khai quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”. Đến dự có ông Nguyễn Đức Hạnh- Phó Trưởng Bộ môn Bảo quản và chế biến- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương; lãnh đạo một số ban ngành huyện; các đơn vị và cá nhân có liên quan.
Hội nghị thông qua quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” của Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học- Công nghệ; quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” của UBND huyện Bình Tân.
Qua triển khai, áp dụng quy chế nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện cùng nhau xây dựng, quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” trở thành “thương hiệu” mạnh trên thị trường trong- ngoài nước.
Theo đó, từ nay, 22 cá nhân, đại diện Hội Nông dân huyện và chi hội nông dân 11 xã, 5 hợp tác xã và 2 đơn vị kinh doanh trên địa bàn được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân” trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai lang tại địa phương.
Dịp này, các đại biểu nghe báo cáo thực tế về quy trình sản xuất nông sản an toàn theo hướng GlobalGAP của Hợp tác xã Nông nghiệp- dịch vụ Thành Đông; kết quả xây dựng cánh đồng mẫu 40ha khoai lang Thành Đông sản xuất theo mô hình VietGAP.
Qua vụ sản xuất đầu tiên, năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch đạt 36- 37 tạ/công (cao hơn ngoài mô hình từ 1- 2 tạ/công); khoai thu hoạch loại 1 nhiều hơn ngoài mô hình từ 300- 500 kg/công; chi phí sản xuất giảm 30%, lợi nhuận thu về nhiều hơn khoảng 3 triệu đồng/công. Với mức giá 800.000 đ/tạ (60kg), mỗi công khoai, nông dân đạt lợi nhuận từ 15- 20 triệu đồng.
Từ đầu năm đến nay, huyện Bình Tân đã xuống giống được hơn 7.141ha khoai lang, nhiều nhất là khoai tím Nhật. Bà con đã thu hoạch được hơn 1.398ha.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 2.2 (mùng ba Tết Giáp Ngọ), tại cửa biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi), hàng ngàn người dân địa phương và vùng lân cận tham gia lễ hội ra quân đánh bắt hải sản đầu năm của ngư dân vùng biển Sa Huỳnh.

Những con trai sau khi banh miệng bằng kẹp nhựa, được xếp vào hai cái khay để mang đặt lên hai chiếc bàn đã xếp đầy dụng cụ: một giá đỡ inox; bộ dụng cụ dao, panh nhỏ xíu. Những người thợ thoăn thoắt như làm xiếc để ép loài huyết dụ… nhả ngọc!

Ông Lê Xuân Thịnh: Việt Nam hiện cung cấp hơn 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới, mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm 1,8 tỉ đô la Mỹ và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

Khoảng 15h30’, ngày 3-2, tại bãi biển thuộc xã Minh Châu (Vân Đồn - Quảng Ninh), một con cá voi nặng khoảng 2 tấn, dài 5 mét bị mắc cạn.

Về làng biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. 3 năm nay nhiều nơi mất mùa, riêng người nuôi tôm ở đây thu nhập đều tiền tỷ nhờ anh Lê Văn Dương hỗ trợ kỹ thuật. Tôi gặp Dương, anh cười bẽn lẽn: “Có chi mô, nhờ nhân hòa, địa lợi thôi”.