Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm

Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm
Ngày đăng: 14/09/2015

Chỉ thị 6621/CT-BNN-TY, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành có nuôi tôm nước lợ chỉ đạo thực hiện báo cáo công tác thú y thủy sản, thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường;

Giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu; kiên quyết tiêu hủy lô tôm giống dương tính với bệnh phải công bố dịch, đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo, tại các vùng trọng điểm, cần bố trí mỗi huyện có ít nhất 3 nhân viên thú y thủy sản, mỗi xã có 1 nhân viên thú y thủy sản.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi tôm (con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học,…) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm an toàn dịch bệnh, không xả thải tôm bệnh, nước từ ao nuôi bị bệnh ra môi trường; sử dụng thuốc thú y đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn,...

Được biết, các kết quả quan trắc môi trường các vùng nuôi thủy sản thuộc tỉnh Quảng Ngãi từ trong thời gian qua của Trung tâm quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cho thấy, vùng nuôi thuộc thành phố Quảng Ngãi và huyện Đức Phổ nguồn nước cấp đang bị ô nhiễm chất dinh dưỡng được thể hiện qua các giá trị COD, hàm lượng amoni đều vượt giá trị giới hạn của QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước ven bờ dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Độ mặn của nguồn nước cấp tương đối thấp (10%) nhưng pH có giá trị rất cao (pH=9,4).

Chất lượng nước chưa được đảm bảo, sự ngọt hóa nguồn nước cùng với nhiễm bẩn hữu cơ tạo điều kiện cho các loài thực vật thủy sinh phát triển, làm tăng giá trị pH và có thể gây ảnh hưởng đến nuôi tôm.

Chất lượng nước ở các vùng quan trắc của tỉnh Quảng Ngãi tại thời điểm thu mẫu được ghi nhận ô nhiễm chất hữu cơ, độ mặn thấp, mật độ vi khuẩn Vibrio khá cao, nguồn nước chưa đảm bảo để sử dụng cho nuôi tôm.

Các vùng nuôi cần xử lý ô nhiễm chất hữu cơ trong nước bằng các loại chế phẩm sinh học, khử trùng diệt vi khuẩn Vibrio ở ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi.

Khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị 6621/CT-BNN-TY về tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.


Có thể bạn quan tâm

EU Sẽ Kiểm Tra Chất Lượng Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ EU Sẽ Kiểm Tra Chất Lượng Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ

NAFIQAD cho biết, đã yêu cầu các Chi cục, cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát danh sách các cơ sở thu mua, sơ chế nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn để tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP theo đúng quy định; tập trung vào các cơ sở cung cấp cho DN chế biến XK. Các đơn vị nhanh chóng hướng dẫn cơ sở khắc phục các sai lỗi (nếu có).

09/07/2014
Hàng Việt Tràn Ngập Chợ Vùng Biên Hàng Việt Tràn Ngập Chợ Vùng Biên

Nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Preyveng - Campuchia, từ nhiều năm qua, chợ Hồng Ngự giao thương mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại nhộn nhịp, đặc biệt hàng hóa nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng...

09/07/2014
Lộc Phát Với Xà Lách Xoong Và Nấm Bào Ngư Lộc Phát Với Xà Lách Xoong Và Nấm Bào Ngư

Cùng đồng lòng xây dựng HTX Lộc Phát ở xã Phú Hội, Đức Trọng, hơn chục hộ nông dân đã tạo nên một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 2 sản phẩm chủ lực là nấm bào ngư và xà lách xoong. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Lộc Phát đang trên đường cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình thành viên.

03/12/2014
Tuy An (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Thương Phẩm Tuy An (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Thương Phẩm

Ngày 7/7, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) tiến hành thả nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất tại hộ ông Huỳnh Thanh Hoài ở thôn Phú Long, xã An Mỹ. Đây là mô hình được chọn làm điểm trình diễn, nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm cho nông dân có nhu cầu nuôi loại cá này.

10/07/2014
Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa

Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.

03/12/2014